Thứ Bảy, 19/02/2011 11:32

Phía sau sự trầm lắng của khối ngoại

Động thái bán ròng nhiều phiên liên tiếp của khối ngoại gần đây đã gây bất ngờ với nhiều NĐT trong nước. NĐT nước ngoài đã bán ròng 4/5 phiên giao dịch trên HOSE ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tỷ giá. Đây chỉ là một chặng nghỉ tạm thời ngẫu nhiên sau chuỗi ngày mua ròng hay ẩn chứa yếu tố bất thường?

Sự thay đổi đột ngột của khối ngoại là mối bận tâm lớn với nhiều NĐT trong nước. Thời gian qua, chính khối này là lực lượng "giữ lửa" cho VN-Index qua các mã trụ cột như BVH, DPM, MSN, PVF… Chính giao dịch tích cực của khối ngoại đã giúp chỉ số chung bất ngờ công phá thành công nhiều ngưỡng cản "cứng" 480 điểm, 500 điểm.. Đây là các cột mốc mà các NĐT trong nước tiên liệu VN-Index khó có thể chinh phục ngay trước Tết Nguyên đán.

Quan sát kỹ hơn các số liệu thống kê, có thể thấy việc bán ròng của khối ngoại chủ yếu xuất phát từ hoạt động giảm mua vào, hơn là tăng bán ra. Thật vậy, trong 5 phiên giao dịch từ ngày 10/2 - 16/2, khối ngoại mua vào thấp hơn 40% so với mức trung bình năm 2010 và con số trung bình 22 phiên giao dịch trước đó của năm 2011. Trong khi đó, giá trị bán trung bình là 116,4 tỷ đồng/phiên - chỉ cao hơn chút xíu so với mức trung bình 109,9 tỷ đồng của năm 2010. Đặc biệt, giá trị bán của khối ngoại trong những phiên giao dịch vừa qua thấp hơn nhiều so với các kỷ lục trong năm 2010, dù sức cầu từ các NĐT nội địa hiện tại không mạnh nhưng vẫn cho phép NĐT nước ngoài thoái vốn nhiều hơn số đã thực hiện. Phiên giao dịch hôm qua (17/2), khối ngoại đã trở lại vị thế quen thuộc khi mua ròng 51,2 tỷ đồng.

Như vậy, nếu xét trên bề rộng thời gian, động thái giao dịch của khối ngoại chưa đáng phải có các cảnh báo thổi phồng hay liên tưởng vội vã đến các nguy cơ rút vốn trên diện rộng.

Bình luận của các chuyên gia ngoại

Từ lâu tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đã không còn chiếm áp đảo trên thị trường. Tuy nhiên, không vì vậy mà có thể phủ nhận vai trò dẫn dắt thị trường của khối này. Năm 2010, tại nhiều thời điểm, bằng việc mua vào các cổ phiếu trụ cột, khối ngoại đã giữ cho chỉ số chứng khoán không giảm sâu. Đặc biệt, trong vài tháng trở lại đây, VN-Index phục hồi ngoạn mục với dấu ấn của các quỹ đầu tư chỉ số ETF. Cũng năm qua, tỷ giá được điều chỉnh hai lần. Hai lần, NĐT trong nước lại chứng khiến động thái mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại sau đó. Tuy nhiên, sau lần điều chỉnh tỷ giá mới đây, NĐT nội địa lại chứng khiến động thái ngược chiều. Đây là hai sự kiện hội tụ ngẫu nhiên hay ẩn chứa các nguyên do sâu xa?

Ông Marc Djandji, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu CTCK Bản Việt nhận xét, về lý thuyết, các NĐT nước ngoài đang nắm giữ tiền mặt (USD) trong lần phá giá VND vừa qua khiến họ có vị thế chủ động hơn các đồng nghiệp đang nắm giữ cổ phiếu và VND (do không bị thua lỗ "khách quan" khi VND mất giá). Với mức phá giá mạnh lên tới 9,3% như vừa qua, khó có thể tin trong tương lai gần có ngay một đợt phá giá thứ hai. Bởi vậy, không có lý do gì để khối NĐT nước ngoài phải bất ngờ thay đổi chiến lược.

Giải thích về sự kém nhiệt tình gần đây của khối ngoại, ông Marc cho rằng,  phần lớn nguyên nhân có thể xuất phát từ lý do tâm lý. Theo chuyên gia của Bản Việt, gần đây, EPFR Global - tổ chức theo dõi việc phân phối các dòng tiền và tài sản cho các tổ chức tài chính trên toàn cầu, cho biết, các NĐT quốc tế đã chuyển hơn 13 tỷ USD ra khỏi các quỹ tại thị trường mới nổi vài tuần qua. Dù thực tế đây là hành động "chốt lời" của các NĐT quốc tế tại nhiều thị trường phục hồi ấn tượng trong năm 2010 như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ…, nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến tâm lý các NĐT bên ngoài đang dành mối quan tâm cho TTCK Việt Nam.

Trưởng bộ phận phân tích của CTCK HSC, ông Fiachra Mac Cana lại đưa ra một góc nhìn khác lý giải về động thái giao dịch của khối ngoại sau lần điều chỉnh tỷ giá mới đây. Chuyên gia của HSC nhận định, dù lần điều chỉnh tỷ giá mới đây cao hơn nhiều so với các lần trước đó và có ảnh hưởng quan trọng đến cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài thời gian tới;  nhưng sau đó, khối ngoại đã có một số phiên chững lại trái ngược với hai lần điều chỉnh tỷ giá năm 2010. Theo ông Mac Cana, việc đồng VND được phá giá nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do, bình thường hóa thị trường ngoại hối. Cốt lõi của vấn đề là tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do vẫn đang có khoảng cách với tỷ giá chính thức. Và NĐT nước ngoài nhìn vào tín hiệu này để giao dịch.

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   TTCK đang chịu tác động tiêu cực không nhỏ từ lạm phát (19/02/2011)

>   Định lượng TTCK khi các hàng hóa khác tăng giá (19/02/2011)

>   Thắt chặt cung tiền, chứng khoán bất lợi trong ngắn hạn (18/02/2011)

>   UPCoM-Index chốt tuần tại mức 41,44 điểm (18/02/2011)

>   Ngày 18/02: Khối ngoại lại bán ròng, thị trường lao dốc (18/02/2011)

>   TTCK Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư Nhật (18/02/2011)

>   Nhà đầu tư nước ngoài vẫn nghe ngóng (18/02/2011)

>   Thị trường ngày 18/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (17/02/2011)

>   FPC được giao dịch trở lại từ 23/02 (17/02/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp (17/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật