Thứ Bảy, 22/01/2011 12:27

OTC: Giao dịch cổ phiếu CTCK, ưu tiên lô lớn

Trong khi cổ phiếu OTC nói chung và cổ phiếu CTCK nói riêng không có giao dịch thì một số quỹ, NĐT có vốn lớn lại đang âm thầm tìm mua cả CTCK hoặc với số cổ phiếu chiếm đến 80 - 90% vốn điều lệ. Sự tiếp sức của NĐT mới là hy vọng cho không ít CTCK làm ăn yếu kém tiếp tục hoạt động sau khi thay tên, đổi chủ.

CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương được thành lập năm 2006 với vốn điều lệ 28 tỷ đồng, sau gần 4 năm hoạt động kinh doanh thua lỗ, các cổ đông sáng lập đã phải bán lại Công ty với giá thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ. Ngày 20/8/2010, Công ty này được đổi tên thành CTCK Trí Việt, với logo, địa chỉ mới.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) đã mua lại một CTCK có vốn điều lệ khá thấp và thực hiện tăng vốn lên 300 tỷ đồng. Hiện CTCK này hoạt động đầy đủ các nghiệp vụ và đang làm thủ tục đổi tên. Theo tìm hiểu của ĐTCK, sau khi mua lại, các cổ đông đã vạch ra chiến lược kinh doanh mới. Thay vì chạy theo mảng môi giới vốn đã cạnh tranh rất khốc liệt, các cổ đông xác định lấy tư vấn làm trọng tâm. Bên cạnh đó là mua cổ phần và hỗ trợ, tái cơ cấu các DN có tiềm năng trên thị trường OTC trước khi lên niêm yết. Việc thâu tóm CTCK của Maritime Bank cũng nhằm hỗ trợ thêm các mảng hoạt động khác của ngân hàng này.

Trên website Sanotc.com hiện đăng thông báo cần mua CTCK. Đối tượng CTCK mà khách hàng cần mua là CTCK có vốn nhỏ, không cần “hàng hiệu”, không “dính” tự doanh… Sau khi mua, các cổ đông sẽ tái cơ cấu và xác định lấy mảng tư vấn niêm yết, góp phần tạo hàng cho các DN trên thị trường OTC là hướng đi chính.

Theo giám đốc một công ty chuyên về M&A, không phải ngẫu nhiên vào thời điểm này một số NĐT lớn lại đi tìm mua CTCK. Số CTCK hiện nay đã là 105 và cơ quan quản lý chưa có chủ trương tiếp tục cấp phép mới. Cách nhanh nhất sở hữu một CTCK là mua lại cổ phần của công ty nhỏ làm ăn thua lỗ. Sau một năm đầy khó khăn, số CTCK thua lỗ theo thống kê của UBCK là 20, trong đó chủ yếu là các CTCK quy mô nhỏ. Đây là thời điểm CTCK chịu sức ép của các cổ đông về việc bán CTCK và là cơ hội cho NĐT cần mua. Theo tìm hiểu của ĐTCK, một số giao dịch mua CTCK (vốn dưới 50 tỷ đồng) hiện có giá từ 5 đến 10 tỷ đồng. Một số NĐT đang tìm mua CTCK cho biết, đây thực chất chỉ là mua giấy phép thành lập công ty. Do là ngành dịch vụ tài chính, các CTCK đa phần không có tài sản cố định giá trị lớn (trụ sở, đất đai), thiết bị máy móc cũng đã hết khấu hao. Do thua lỗ nên giá trị thương hiệu không lớn, nhân sự có chất lượng cũng chuyển sang các CTCK khác. “Bán được công ty đã là tốt, chứ chưa nói là bán với giá cao”, một NĐT có kinh nghiệm nói.

Hiện trên thị trường, nhiều cổ phiếu CTCK được giao dịch dưới mệnh giá. Vậy nhưng, nhiều NĐT vẫn tìm cách đàm phán mua từ các đối tác lớn với giá cao hơn, thay vì thu gom từ các NĐT nhỏ lẻ. Hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán luôn biến động, do đó những người tham gia góp vốn cần sự đồng thuận cao trong việc điều hành, nhằm đảm bảo phát triển công ty trong dài hạn và không xung đột lợi ích. Nếu âm thầm thu gom cổ phiếu từ NĐT nhỏ lẻ và bất ngờ trở thành cổ đông lớn sẽ dễ dẫn đến xung đột trong điều hành công ty sau này.

Nguyên Thành

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giảm hơn 3% sau 1 tuần giao dịch (21/01/2011)

>   BVH tăng trần liên tục là do xu hướng thị trường (21/01/2011)

>   Năm 2011, dòng tiền vào TTCK khó đột phá (21/01/2011)

>   Ngày 21/01: Cổ phiếu ngân hàng “nhấc bổng” thị trường (21/01/2011)

>   Thị trường ngày 21/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/01/2011)

>   Ẩn số sức cầu năm 2011 (20/01/2011)

>   UPCoM-Index hồi phục sau 3 phiên giảm mạnh (20/01/2011)

>   Ngày 20/01: Đà tăng điểm đã lan rộng? (20/01/2011)

>   Làm giá cổ phiếu đang trở lại (20/01/2011)

>   Trong lạnh, ngoài nóng (20/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật