Thứ Sáu, 21/01/2011 14:35

Năm 2011, dòng tiền vào TTCK khó đột phá

Năm 2010, TTCK Việt Nam  gặp nhiều khó khăn, chủ yếu N do sự biến động mạnh của tỷ giá, sự leo thang của giá vàng và lãi suất ở mức cao khiến dòng tiền vào thị trường thay đổi thất thường.

Năm nay các yếu tố vĩ mô có thể chuyển biến tích cực hơn song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính phủ ưu tiên ổn định vĩ mô, nên lượng cung tiền sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Vì những lý do đó, dòng tiền vào TTCK năm 2011 có thể sẽ được cải thiện nhưng khó có đột phá.

Nhận diện vĩ mô

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị nhập siêu trong năm 2011 dự kiến tiếp tục tăng mạnh trong khi lượng FDI vào Việt Nam mặc dù dự kiến tăng nhưng thực tế thời điểm cuối năm 2010 cho thấy lượng tiền này vẫn chưa có gì đột phá. Do đó, khả năng dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ tiếp tục bị tác động mạnh bởi nhập siêu cao là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, áp lực về mặt tỷ giá, lạm phát sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng nhất định lên TTCK.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay trong năm 2010 mặc dù bình quân ở mức thấp nhưng có những thời điểm tăng lên rất cao, khiến nhiều DN khó tiếp cận vốn vay đồng thời hạn chế dòng tiền vào TTCK.

Tăng trường tín dụng cả năm vượt kế hoạch đề ra, nhưng đối tượng sử dụng lượng tiền này lại chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp.

Năm 2011, nếu thực tiễn trên lặp lại sẽ là một hạn chế lớn cho sự đi lên của TTCK. Cũng theo báo cáo này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ tăng 15,5% trong năm 2011, tương đương 198,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Lượng vốn đầu tư đăng ký mới trong năm 2010 cho thấy có nhiều quan ngại về lượng vốn đầu tư cam kết cho Việt Nam trong tương lai, vì bên cạnh những khó khăn còn chưa ngã ngũ của nền kinh tế thế giới, một số hạn chế về vĩ mô Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như những quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tín hiệu khả quan cho thị trường năm nay là dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, lượng vốn này chỉ còn khoảng 7 tỷ USD, giảm khoảng 40% so với thời điểm năm 2007.

Cùng với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới và mức tăng trưởng ổn định của Việt Nam, cuối năm 2010, nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới đã tiếp xúc, khảo sát, tiếp cận môi trường đầu tư tại Việt Nam. Diễn biến này cho thấy khả năng lượng tiền đầu tư gián tiếp sẽ rót mạnh vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh vấn đề dòng tiền khó có sự đột phá, TTCK có thể tiếp tục đối mặt vớt nguồn cung lớn trong năm nay. Năm ngoái, nhiều DN niêm yết có kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành thêm, chia cổ tức bằng cổ phiếu…. Tuy nhiên, do dòng tiền vào thị trường luôn ở thế yếu, một số DN đã lùi kế hoạch phát hành sang năm 2011. Do đó, năm 2011, thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực về nguồn cung hàng.

Năm 2010, yêu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên 3.000 tỷ đồng đã gây nên sự quan ngại của nhiều NĐT về dòng tiền vào TTCK. Sau đó Chính phủ đã chấp thuận gia hạn tăng vốn cho các ngân hàng đến 31/12/201 1. Quyết định này đã giảm bớt lo lắng của các NĐT về khả năng suy giảm của dòng tiền trên thị trường trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, áp lực trên lại được chuyển sang cho năm 2011, nghĩa là tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục bị đè nặng bởi yêu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng.

Việc tăng vốn điều lệ là nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, nên chỉ có ảnh hưởng tích cực với TTCK về dài hạn.

Kịch bản cho năm 2011

Chúng tôi xây dựng dựa trên những giả định về áp lực tỷ giả, lạm phát, lãi suất được Chính phủ ngăn chặn và giải quyết ổn thỏa, đồng thời kinh tế thế giới không có nhiều biến động lớn trong năm 2011. Theo đó, thị trưởng có thể vận hành theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, bắt đầu tứ tháng 1/2011  đến cuối tháng 4/2011, thị trường sẽ chuyển biến tích cực theo chiều hướng thanh khoản tăng dần.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dòng vốn nước ngoài (FII) vào thị trường vẫn còn hạn chế, do đó thị trường không có sự bứt phá mạnh về mặt điểm số. Kết thúc giai đoạn này chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ đạt đến mốc 545 điểm (+/-15 điểm). HNX-Index của sàn Hà Nội có thể vươn đến mốc 135 điểm (+/-5 điểm).

Giai đoạn 2, bắt đầu từ đầu tháng 5/2011  cho đến cuối tháng 12/2011. Đây là giai đoạn mà dòng vốn FII dự kiến bắt đầu vào mạnh. Dòng vốn này kết hợp với dòng vốn của các nhà đầu cơ trong nước sẽ làm cho thị trường trở nên sôi động và tăng mạnh. Theo đó, kết thúc giai đoạn này, nhiều khả năng, chỉ số VN-Index sẽ đạt 650 điểm (+/-20 điểm) và HNX-Index đạt 165 điểm (+/-15 điểm)

Phạm Linh, Tổng Giám đốc CTC VIS

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Ngày 21/01: Cổ phiếu ngân hàng “nhấc bổng” thị trường (21/01/2011)

>   Thị trường ngày 21/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/01/2011)

>   Ẩn số sức cầu năm 2011 (20/01/2011)

>   UPCoM-Index hồi phục sau 3 phiên giảm mạnh (20/01/2011)

>   Ngày 20/01: Đà tăng điểm đã lan rộng? (20/01/2011)

>   Làm giá cổ phiếu đang trở lại (20/01/2011)

>   Trong lạnh, ngoài nóng (20/01/2011)

>   Sàn chứng khoán năm nay sẽ ngập tiếng cười? (20/01/2011)

>   Thị trường ngày 20/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (19/01/2011)

>   Vốn ngoại: Mừng hay lo? (19/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật