Thứ Tư, 12/01/2011 14:55

Cổ phiếu chứng khoán: Ẩn số lợi nhuận

Đã thành thông lệ, bất cứ sóng tăng nào của thị trường đều có sự góp mặt của cổ phiếu CTCK. Sóng tăng tháng 11-12.2010 cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên khi thị trường điều chỉnh hai tuần gần đây, nhóm cổ phiếu CTCK lại “rơi thảm”.

Không “đánh thuế” kỳ vọng

Trong đợt tăng giá từ 22.11.2010 đến 15.12.2010, VN-Index chỉ tăng gần 15,8% nhưng nhóm cổ phiếu CTCK tăng khá tốt. Một số mã hàng đầu như SSI tăng trong cùng thời gian tới 46,3%, BVS tăng 109%, HCM tăng 22,2%, KLS tăng 50,4%. SBS khởi động chậm hơn một chút nhưng cũng tăng khoảng 50,2%.

Điều gì khiến nhóm cổ phiếu này có tốc độ tăng giá mạnh như vậy? Sự phục hồi mạnh mẽ trên phương diện nhóm cổ phiếu khiến thị trường càng tin tưởng vào một sóng tăng có chất lượng thực sự chứ không xuất phát từ hoạt động đầu cơ, làm giá.

Suy luận thông thường về lợi nhuận của CTCK dựa trên một tiên đề: TTCK phục hồi sẽ tạo điều kiện cho CTCK kiếm được nhiều lợi nhuận, chủ yếu trên ba mảng kinh doanh là tự doanh, cung cấp đòn bẩy và môi giới.

Mảng tự doanh được xem là động lực chính cho triển vọng lợi nhuận quý tư của CTCK. Mặt khác, khả năng hoàn nhập dự phòng, tranh thủ lướt sóng danh mục, hiện thực hóa lợi nhuận... sẽ đem về khoản lãi khả quan. Dịch vụ đòn bẩy cũng được kỳ vọng không kém khi kết quả kinh doanh các quý trước cho thấy lợi nhuận khác – mà thực chất là nguồn thu từ hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ vốn các loại – chiếm tỉ trọng không hề nhỏ trong tổng lợi nhuận. Bóng dáng đòn bẩy chắc chắn hiện diện trong đầu tháng 12.2010 khi VN-Index vượt 470 điểm với các phiên giao dịch 4.000-5.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, sự ảm đạm của thị trường trong hai quý trước đó đã đưa giá nhóm cổ phiếu CTCK xuống mức rất thấp. “Nếu thị trường không sụt giảm, cổ phiếu CTCK đã không có giá thấp như vậy” là suy luận phổ biến được chấp nhận.

Kỳ vọng về lợi nhuận của CTCK với sóng cuối năm có hợp lý hay không là điều chưa thể chứng minh vào thời điểm đó. Tuy nhiên, thị trường lại không vận động trên cơ sở hợp lý một cách chắc chắn, được chứng minh, mà vận động trên cơ sở kỳ vọng. Khi số đông đều chấp nhận một kỳ vọng thì dù đúng hay sai hệ quả cũng như nhau. Nhan nhản những phân tích trên các diễn đàn CK “phán” về con số lợi nhuận khủng mà CTCK có thể đạt được trong quý tư. Đa số các thông tin đó không rõ ràng nhưng cũng rất khó phản bác vào thời điểm đó, khi thị trường đang phục hồi mạnh và rất nhiều NĐT “mơ” đến các mốc điểm 530 hay 580.

Thị trường định giá lại

Hàng loạt CTCK thông báo không đạt được lợi nhuận như kế hoạch cuối tháng 12 vừa qua, cho thấy thị trường dường như đã kỳ vọng quá cao. SSI lên tiếng đầu tiên với mức lãi khá tốt, từ 700-800 tỉ đồng trước thuế, nhưng kém xa mốc 1.200 tỉ đồng trong kế hoạch. Nhiều CTCK cho biết chỉ có khả năng hoàn thành 50-70% kế hoạch lợi nhuận năm 2010. Số khác thông báo điều chỉnh kế hoạch năm.

Thực tế các năm trước hoặc ngay các sóng tăng giá trước đó, không thể đồng nhất tăng trưởng của thị trường với khả năng tăng trưởng lợi nhuận của CTCK. Không phải tổ chức nào cũng đạt được lợi nhuận tối ưu trong cùng một điều kiện thị trường. Hoạt động tự doanh cũng phải đối mặt với các rủi ro thua lỗ, “kẹp hàng” như các thành viên khác trên thị trường.

Mặt khác, thời điểm cuối năm luôn là lúc các CTCK phải trích lập dự phòng. Điểm mờ còn chưa rõ lúc này là dịch vụ đòn bẩy có khả năng thua lỗ đến đâu. Nhà đầu tư bị cháy tài khoản phải giải chấp, thậm chí không giải chấp được giá tốt để thu hồi vốn thì CTCK phải gánh lỗ.

Việc thị trường chung điều chỉnh giảm vừa qua tất yếu dẫn đến sự giảm giá của số lớn các cổ phiếu, trong đó có cổ phiếu của CTCK niêm yết. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá của nhóm cổ phiếu này gần đây mạnh hơn mặt bằng chung. Rất có thể đó là sự định giá lại với kỳ vọng quá cao trước đó. SSI từ  đó đến nay đã giảm gần 10%, HCM giảm 16%, BVS giảm gần 17%, KLS giảm trên 16%. Các cổ phiếu của CTCK nhỏ hơn thậm chí còn sụt mạnh hơn nhiều.

Một điểm khá tiêu cực là các cổ phiếu CK tăng rất mạnh trước đó đang giảm với áp lực bán mạnh, không có cả giai đoạn đi ngang. BVS, KLS là ví dụ. Không loại trừ khả năng áp lực giải chấp gia tăng khi dòng vốn đầu cơ vào nhóm cổ phiếu này khá mạnh trong thời gian qua.

Hoàng Nguyên

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   UPCoM: “Khoảng hở” trong tính chỉ số (12/01/2011)

>   Thị trường chứng khoán 2011: Nhiều động lực phát triển (12/01/2011)

>   Thị trường ngày 12/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (11/01/2011)

>   UPCoM-Index lấy lại mốc 45 điểm (11/01/2011)

>   Chọn chiến lược trước mùa công bố thông tin quý 4-2010 (11/01/2011)

>   Ngày 11/01: Cổ phiếu chứng khoán lao dốc, kỳ vọng thị trường kém lạc quan (11/01/2011)

>   Thị trường ngày 11/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/01/2011)

>   Nguy cơ tiềm ẩn về an ninh và bảo mật trên TTCK (10/01/2011)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ còn 44,61 điểm (10/01/2011)

>   Bộ ba cổ phiếu bị “ghẻ lạnh” trên thị trường chứng khoán (10/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật