Thứ Tư, 29/12/2010 10:53

ODA: Đi vay hay được tài trợ?

Hàng năm các nhà tài trợ ODA lại nhóm họp tại Việt Nam để đưa ra kế hoạch tài trợ cho năm tài chính tiếp theo, trong đó chủ lực vẫn là hai đối tác đa phương: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một đối tác song phương là Nhật Bản. Ba nhà tài trợ này luôn chiếm từ 70-90% số vốn tài trợ hàng năm.

Điều cần nói là nhiều năm qua, do quen sử dụng thuật ngữ “tài trợ” nên vô tình chúng ta đã quên đi một phần trách nhiệm hết sức nặng nề đó là trả nợ. Và cũng từ đó chúng ta ít mổ xẻ hiệu quả sử dụng vốn bởi coi đó là khoản tài trợ là tiền “từ trên trời rơi xuống”. Chính vì vậy, hàng năm không cơ quan nào đưa ra báo cáo cụ thể về mức độ lỗ, lãi đối với các gói ODA để công chúng được biết, thay vào đó chỉ đưa ra con số ODA cam kết năm sau cao hơn năm trước.

Bản chất của ODA là vốn vay, trong đó chỉ có một phần nhỏ là “vốn không hoàn lại” hay còn gọi là hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu để chi trả cho tư vấn nước ngoài thực hiện các hoạt động nghiên cứu, lập báo cáo tiền khả thi đến khả thi và cuối cùng là nộp báo cáo thẩm định cho các bên xem xét để đàm phán và cho vay. Phần còn lại là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực thể chế. Tỷ lệ vốn không hoàn lại thường chiếm khoảng 5% trong chương trình hỗ trợ vốn ODA hàng năm, và tách rời khỏi các hiệp định vay.

Chính sự mập mờ của khoản viện trợ không hoàn lại đã làm cho thuật ngữ “tài trợ” ngày càng phình to, che mất đi một nghĩa vụ hết sức nặng nề đối với các khoản nợ ODA mà Việt Nam phải trả. Đã nói đến ngân hàng là nói đến cho vay chứ không có chuyện cho không. WB và ADB đều là những ngân hàng, cũng phải đi vay để cho vay lại.

Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên từ nay phải đi vay ODA với lãi suất cao hơn. Cụ thể, trước đây là 0,75-1%/năm đối với WB, 1-1,25%/năm đối với ADB và 1,75% đối với Nhật Bản… nay tất cả đều hướng tới lãi suất thị trường. Có vay thì có trả, ai nhận vốn vay ODA đều phải có trách nhiệm trả nợ, không được đùn đẩy trách nhiệm cho thế hệ mai sau, bởi gánh nặng nợ nần luôn tiềm ẩn hiểm họa đối với nền tài chính quốc gia.

TS.Tôn Thanh Tâm

tbktsg

Các tin tức khác

>   Kinh tế vĩ mô: “Năm 2010 đã có một cơ hội để ổn định” (29/12/2010)

>   “Năm 2011: Chờ đợi một hệ chính sách điều hành mới…” (29/12/2010)

>   Nóng lạnh chỉ số giá 2010 và thông điệp điều hành (29/12/2010)

>   Tái cấu trúc nền kinh tế  (29/12/2010)

>   Lạm phát 2010: Ba đột biến, hai kỷ lục và một nỗi lo (28/12/2010)

>   Giải thích về con ngựa chứng CPI và cam kết của Chính phủ (28/12/2010)

>   Công khai hợp đồng chi tiêu công (28/12/2010)

>   Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút đầu tư (28/12/2010)

>   Thu hút vốn FDI 2011: Bất động sản sẽ không nhiều (27/12/2010)

>   Gốc rễ của lạm phát (27/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật