Thứ Ba, 28/12/2010 08:21

Công khai hợp đồng chi tiêu công

Tại Slovakia, năm mới 2011 sẽ bắt đầu bằng một cải cách quan trọng, khi tất cả hợp đồng trả bằng ngân sách - tức tiền thuế của dân -đều được công khai trên mạng.

Các hợp đồng này còn bị ràng buộc bởi điều kiện sẽ chỉ hiệu lực khi đã đưa lên mạng để bất kỳ ai cũng có thể xem thông tin. Khi ấy, dù ở bất kỳ đâu, chỉ với một cái click chuột, người dân có thể phát huy tối đa vai trò giám sát và làm chủ của mình, cũng là một cách hữu hiệu thúc đẩy sự minh bạch trong bộ máy cầm quyền. Đây còn được xem là giải pháp chống tham nhũng trong các cấp chính quyền, nhằm hạn chế những hợp đồng “có mùi” liên quan tới nhà nước.

Đó là chuyện ở một đất nước tận Đông Âu, song có lẽ minh bạch chi tiêu công là mục tiêu mà bất kỳ nhà nước nào cũng muốn và cũng phải hướng tới, trong đó có VN. Thời gian qua, người dân nghe nhiều về vấn đề nợ công cũng như chi tiêu công thiếu hiệu quả, lãng phí, song hầu hết những thông tin này đều được đưa đến người dân như một “sự đã rồi”. Người dân hầu như rất khó tiếp cận đầy đủ thông tin về các dự án, hợp đồng công ngay từ ban đầu để có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách đúng nghĩa.

Ngay cả các dự án công cộng, đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi người dân như các dự án hạ tầng giao thông, thì việc công khai, minh bạch cũng rất kém. Thậm chí có dự án chưa khởi công nhưng đã tăng vốn chóng mặt, thì người dân cũng không được biết tường tận lý do tăng vốn, dù đấy là nợ ODA mà tương lai họ hay con em họ là người phải trả. Hơn ai hết, họ phải là người được biết tường tận, chi tiết hạng mục nào tăng và tăng bao nhiêu, vì sao tăng. Việc công khai trước hết thể hiện sự tôn trọng người dân, cũng là để công luận giám sát, phản biện xem liệu mức tăng ấy có hợp lý. Hơn nữa, công khai là cách hiệu quả nhất để các cơ quan chức năng chứng minh việc tăng vốn cho dự án là hợp lý, có căn cứ và một khi đã làm đúng thì chẳng việc gì mà không công khai.

Đại biểu HĐND TP.HCM Đặng Văn Khoa cho rằng, trừ những thông tin về bí mật quốc phòng, còn lại các hợp đồng công cần hướng tới sự công khai và “công khai rõ ràng chừng nào tốt chừng ấy”. Theo ông Khoa, công khai chi tiêu công không phải chuyện nhà nước muốn làm hay không cũng được, mà là trách nhiệm với người dân và với đồng tiền của dân. Có thể ví người dân như “chủ tịch hội đồng quản trị” và họ có quyền biết tiền của mình đang được đầu tư vào đâu và hiệu quả thế nào. Không chỉ góp phần hạn chế tham nhũng, mà một khi công khai thông tin, ngay bản thân cơ quan công quyền cũng sẽ tự ý thức hơn về trách nhiệm của mình, bởi đằng sau họ có đông đảo người dân và công luận giám sát.

Hiện nay, các sở ban ngành đều có website riêng nên việc công khai thông tin về công việc, hợp đồng, dự án mà các cơ quan này đảm trách rất đơn giản. Song thực tế, không ít website chỉ được lập cho có, nhiều khi cả năm trời “quên” cập nhật và như vậy quyền tiếp cận và giám sát thông tin của người dân vẫn rất hạn chế.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta dùng từ “công” cho các hợp đồng sử dụng ngân sách, bởi “công” nghĩa là của chung, và như vậy mọi thông tin cần được, phải được công khai.

Phương Thanh

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút đầu tư (28/12/2010)

>   Thu hút vốn FDI 2011: Bất động sản sẽ không nhiều (27/12/2010)

>   Gốc rễ của lạm phát (27/12/2010)

>   CPI Hà Nội tháng tới dự báo tăng 1,3-1,5% (27/12/2010)

>   Nên đặt mục tiêu lạm phát năm 2011 dưới 6% (27/12/2010)

>   Dự án tỷ đô và chuyện thống kê FDI (27/12/2010)

>   Việt Nam nỗ lực thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (27/12/2010)

>   Nguyên thống đốc ngân hàng chia sẻ về khát vọng làm giàu (27/12/2010)

>   Lạm phát cao do tăng trưởng dựa vào vốn (27/12/2010)

>   Lạm phát cơ bản 7,5% là do chính sách tiền tệ (27/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật