Thứ Tư, 22/12/2010 19:11

Lạm phát thực và ảo

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng trong mấy tháng trở lại đây và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, đã có ý kiến của chuyên gia đề cập cụm từ “lạm phát ảo”.

Vậy nên hiểu thế nào về lạm phát ảo và tại sao lại gọi là lạm phát ảo? Trước hết, về khái niệm, “lạm phát ảo” được đề cập ở đây phải được hiểu là lạm phát do yếu tố ảo.

Yếu tố ảo là những yếu tố phi vật chất, nằm ngoài các yếu tố thực là chi phí đẩy, cầu kéo, quan hệ cung - cầu, tiền - hàng. Một số chuyên gia đã đưa ra 3 yếu tố. Thứ nhất là do những người vì lợi ích cục bộ, tranh thủ tình thế tung tin, đầu cơ, tăng giá, thậm chí "chưa mưa đã té nước". Thứ hai là lãi suất; CPI năm 2010 dự kiến được khống chế ở mức 11%, đúng ra lãi suất tiết kiệm tối đa là 13% và lãi suất cho vay 15-16%, nhưng thực tế, có ngân hàng đã đẩy lãi suất tiết kiệm lên 16-17% và lãi suất cho vay lên tới 18%, thậm chí vay tiêu dùng còn cao  hơn 20%, do đó sẽ gây ra "lạm phát ảo". Và yếu tố ảo thứ ba là tâm lý.

Về yếu tố thực gây ra lạm phát. Trước hết, cần nhắc tới yếu tố thuộc nhóm cơ bản, đó là chất lượng tăng trưởng thấp, khi có tới 3/4 tốc độ tăng trưởng kinh tế do yếu tố tăng vốn và do yếu tố tăng số lượng lao động, chỉ có 1/4 là do yếu tố tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (bao gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động). Hiệu quả đầu tư còn rất thấp, để GDP tăng 1%, thì vốn đầu tư so với GDP phải tới 8%, năng suất lao động quá thấp, tỷ trọng gia công cao, cùng với đó là bội chi ngân sách và đầu tư công lớn. Thêm vào đó, là yếu tố tiền tệ (hệ số giữa tốc độ tăng tín dụng, tăng tổng phương tiện thanh toán so với tốc độ tăng GDP năm trước cao, có độ trễ sang năm nay và tiến độ đến nay cũng đã cao). Nhập siêu lớn trong điều kiện giá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ tăng, lại thêm tỷ giá VND/USD tăng cũng sẽ làm cho lạm phát ở trong nước bị khuếch đại…

Đành rằng có yếu tố ảo, nhưng chủ yếu và quan trọng hơn là yếu tố thực. Nếu quá nhấn mạnh đến yếu tố ảo, thì dễ nghiêng về các giải pháp tình thế, giải pháp hành chính. Trong khi đó, cần phải có giải pháp cơ bản và đồng bộ để tác động đến các yếu tố thực, thì mới ngăn chặn được cơ bản và lâu dài nguy cơ lạm phát.

Minh Nhung

đầu tư

Các tin tức khác

>   CPI năm 2010 của Hà Nội, TPHCM: Trên hay dưới 10%? (22/12/2010)

>   10 sự kiện kinh tế năm 2010 (22/12/2010)

>   CPI Hà Nội bộc lộ điểm yếu (22/12/2010)

>   Đừng để "nỗi sợ" Trung Quốc dẫn dắt (22/12/2010)

>   Dòng vốn FDI 2011 đi vào thực chất (22/12/2010)

>   Khi InnovGreen xin trả lại đất “nhạy cảm” (21/12/2010)

>   Đầu tư của Mỹ và “làn sóng thứ ba” (21/12/2010)

>   Ưu tiên kiềm chế lạm phát hay nhập siêu? (21/12/2010)

>   Bối rối trước nền kinh tế 2011 đầy biến động (21/12/2010)

>   Việt Nam tăng trưởng ngay cả khi thế giới khủng hoảng (21/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật