Thứ Ba, 09/11/2010 12:03

“Sóng” nào cho thị trường chứng khoán?

Gần đây, tình trạng chênh lệch trong báo cáo tài chính (BCTC) trước và sau soát xét của nhiều DN niêm yết diễn ra khá thường xuyên. Đây là vấn đề “nóng” đang được nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm bởi thông tin về lợi nhuận của DN, nếu không chuẩn xác sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán.

Không chỉ xuất phát từ doanh nghiệp

Công ty cổ phần nước giải khát  Sài Gòn (TRIBECO) ban đầu báo cáo lỗ 20 tỷ đồng nhưng sau khi sáp nhập công ty con thì lãi lên đến 70 tỷ đồng; Công ty Quốc Cường Gia Lai ban đầu báo cáo bạch chỉ lãi 13,2 tỷ đồng, nhưng báo cáo sau soát xét lãi lên đến hơn 70 tỷ đồng; Còn Công ty hóa dầu Petrolimex công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010: lợi nhuận trước thuế của DN trong nửa đầu năm 2010 đạt khoảng 82 tỷ đồng với giá vốn 690 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đơn vị kiểm toán- Công ty Deloitte Việt Nam-kết quả có được là do DN đã áp dụng phương pháp giá hạch toán (tương đương với giá kế hoạch, định mức). Nếu áp dụng giá thực tế, giá vốn bán hàng có thể giảm xuống 562,7 tỷ đồng (giảm khoảng 130 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế có thể vọt lên 212 tỷ đồng.

Trước thực trạng trên, ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam cho rằng, thực tiễn hoạt động kiểm toán cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do DN chưa nắm được hoặc chưa quen áp dụng các chuẩn mực và quy định kế toán, trong khi lãnh đạo DN chưa quan tâm đến công tác kế toán. Điều này hay xảy ra ở những DN mới niêm yết, các công ty gia đình. Bên cạnh đó, sự chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét có thể còn do các quy định pháp lý về kế toán chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, nên gây khó khăn cho DN khi áp dụng.

Có những quy định về kế toán, bản thân DN không hiểu, chứ nói gì đến áp dụng đúng. Đó là chưa kể có sự khác biệt giữa nghiệp vụ kế toán và cơ quan thuế. Trong khi cơ quan thuế căn cứ vào hóa đơn để ghi nhận doanh thu, thì nhiều trường hợp nghiệp vụ kế toán không như vậy. Kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi lợi ích và rủi ro liên quan đến hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển giao cho người mua cho dù DN đã xuất hoá đơn cho khách hàng hay chưa. Do vậy, rất khó để có thể kết luận DN làm như vậy là do cố ý hay vô tình. Tuy nhiên, thực tiễn tiến hành hoạt động kiểm toán cho thấy, tình trạng chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét, nhiều khi là sự cố ngoài ý muốn của DN. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa, thì những chênh lệch này cũng ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư về sự minh bạch của DN cũng như lợi ích của họ.

Cần nhất sự trung thực

Chuyên gia kinh tế, luật gia Cao Bá Khoát- Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp K & Cộng sự- cho rằng: DN tìm các thủ thuật, chọn thời điểm bán cổ phiếu sao cho đạt giá trị cao nhất là chuyện bình thường. Trên thế giới, nhiều DN đã làm từ lâu. Luật pháp không buộc DN phải công bố thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh vào từng thời điểm nhất định. Điều quan trọng ở đây là tính trung thực của bản báo cáo ở từng thời điểm chính xác mà DN hạch toán đầy đủ, chính xác, không trốn lậu thuế. Còn lỗ, lãi hạch toán từ tháng nọ sang tháng kia cũng là chuyện bình thường của DN. Ông Khoát khẳng định: "DN giấu lãi trong từng thời điểm khi tham gia thị trường chứng khoán, chính là muốn đánh bóng công ty, tăng giá trị cổ phiếu của DN trong kỳ phát hành". Bên cạnh đó, những thông tin hành lang về lợi nhuận đột biến của một công ty nào đó trong tương lai thường được nhà đầu tư lớn chuyên làm giá cổ phiếu sử dụng để đẩy giá. Việc số liệu khác nhau lớn giữa thông tin ban đầu và báo cáo hợp nhất sẽ gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư trót bán cổ phiếu trước khi khoản lợi nhuận đột biến được công bố.

Theo quy chế công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hiện hành, tổ chức niêm yết phải lập và công bố báo cáo tình hình tài chính 6 tháng đầu năm. Theo đó, báo cáo bán niên được lập và công bố chậm nhất 45 ngày, kể từ thời điểm kết thúc quý II hàng năm... và được soát xét bởi tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận. Về vấn đề này, T.S Bùi Nguyên Khánh- Viện Nhà nước & Pháp luật nêu ý kiến: Công bố số liệu tài chính vào thời điểm nào là quyền của DN. Khi DN nộp bản báo cáo tài chính lên cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, luật quy định phải có kiểm toán xác nhận. Vậy nên, nếu số liệu trong bản báo cáo chưa đúng với thực tế sản xuất kinh doanh của DN (giấu lãi, hoặc giấu lỗ), thì trách nhiệm thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và công ty kiểm toán.

Nhật Quang

công thương

Các tin tức khác

>   Chỉ số chứng khoán qua các số liệu thống kê (08/11/2010)

>   Nhà đầu tư “ngoại” sợ biến động tỷ giá (08/11/2010)

>   Thị trường ngày 09/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (08/11/2010)

>   UPCoM-Index mất mốc 42 điểm (08/11/2010)

>   Chứng khoán tháng 11: Liệu có “cửa” sáng? (08/11/2010)

>   Đến lúc “gặt” cổ phiếu mùa vụ? (08/11/2010)

>   TTCK: Khoảng cách chưa được thu hẹp (08/11/2010)

>   OTC: Ít người bán (08/11/2010)

>   Thị trường tuần 08 - 12/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (07/11/2010)

>   Chứng khoán thực sự hưởng ứng quyết định tăng lãi suất? (07/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật