Thứ Hai, 08/11/2010 10:21

TTCK: Khoảng cách chưa được thu hẹp

Giữa các thành viên thị trường và cơ quan quản lý vẫn còn khoảng cách khá xa trong nhận thức về sản phẩm mới của TTCK.

1. Mới 9h kém 15, không ít đại biểu đã lục tục ra về trong buổi sáng Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Cũng là điều dễ hiểu khi không có nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) hiểu sâu, nắm rõ về hoạt động của TTCK. Ngoại trừ một số "điểm nóng" như thẩm quyền của Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) trong việc điều tra hoạt động thao túng giá, nâng cao điều kiện cấp phép CTCK, công ty quản lý quỹ được đem ra bàn thảo, còn nhiều bất cập khác không được đề cập trước khi Dự án Luật được trình ra Quốc hội biểu quyết.

Thực tế, trong số 500 ĐBQH đương nhiệm, không có đại biểu nào là tổng giám đốc CTCK, công ty quản lý quỹ... Chỉ có một số đại biểu là những chuyên gia kinh tế có hiểu biết về TTCK chứ không hẳn là chuyên gia chứng khoán. Khó có thể trách các ĐBQH vì chứng khoán là lĩnh vực chuyên sâu, Luật Chứng khoán là luật chuyên ngành nên việc góp ý không hề đơn giản. Đây là một thiệt thòi lớn cho các thành viên tham gia thị trường, các NĐT bởi những bất cập trong bản dự thảo Đề án sửa đổi luật không được thảo luận thấu đáo. Đó là chưa kể một số vấn đề vướng mắc gây bức xúc từ thực tiễn dẫu không phức tạp nhưng vẫn không được sửa đổi, bổ sung.

Đơn cử 2 vấn đề có thể tác động đến sự phát triển của TTCK là sản phẩm mới và bán chứng khoán vào ngày T+. Luật Chứng khoán năm 2007 đã quy định CTCK có thể cho NĐT vay tiền, vay chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không có văn bản hướng dẫn nào. Về vấn đề bán chứng khoán vào ngày T+, theo Điều 54, Luật Chứng khoán,  việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán "có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký tại Trung tâm Lưu ký". Quy định này khiến NĐT không bán được chứng khoán do lịch thanh toán là T+3. Sẽ thuận tiện hơn rất nhiều nếu Luật lần này sửa thành "việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực ngay sau khi Sở GDCK thông báo kết quả khớp lệnh".

2. Trả lời ĐTCK bên hành lang Quốc hội kỳ này, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vũ Văn Ninh cho rằng, việc ban hành chính sách liên quan đến TTCK nhanh hay chậm không phụ thuộc vào việc cơ quan ban hành là Bộ Tài chính hay UBCK mà do tình hình thị trường, thực tế của Việt Nam có chấp nhận những điều đó hay không.

Gần đây, thị trường ồn ào chuyện đây đó có hiện tượng cho vay chứng khoán để "đánh xuống". Trước đó là chuyện một CTCK triển khai sản phẩm option (quyền chọn) và được đông đảo NĐT đón nhận. Có thể những sản phẩm trên vẫn nhạy cảm trong bối cảnh trình độ phát triển của TTCK còn hạn chế, nhưng những nghiệp vụ như margin, cho NĐT mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên, rút ngắn thời gian giao dịch…  là nhu cầu có thực và các thành viên tham gia hoàn toàn có thể thực hiện được. Vậy nhưng, thông tư về giao dịch hướng dẫn những nghiệp vụ trên hiện vẫn nằm trên bàn Bộ Tài chính.

Từ câu chuyện trên, có thể thấy, giữa các thành viên thị trường và cơ quan quản lý vẫn còn khoảng cách khá xa trong nhận thức về sản phẩm mới của TTCK.

Thanh Đoàn

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   OTC: Ít người bán (08/11/2010)

>   Thị trường tuần 08 - 12/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (07/11/2010)

>   Chứng khoán thực sự hưởng ứng quyết định tăng lãi suất? (07/11/2010)

>   Chứng khoán cuối năm gặp khó (07/11/2010)

>   Tuần 01-05/11: DSN tăng mạnh, KTT lùi sâu gần 30% (06/11/2010)

>   Bình ổn tỷ giá, dòng tiền nóng đã vào Việt Nam? (06/11/2010)

>   “Tháo ngòi” tỷ giá, giảm áp lực với TTCK (06/11/2010)

>   Những "cảnh báo" không thể bỏ qua trên TTCK (05/11/2010)

>   HNX-Index giảm nhẹ trong tuần, thị trường trái phiếu tích cực (05/11/2010)

>   Chứng khoán: Kỳ vọng dòng tiền nóng (05/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật