Thứ Ba, 30/11/2010 06:45

Lãi suất và lạm phát

Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)- biểu hiện chủ yếu nhất của lạm phát - sau 11 tháng (tức tháng 11 năm nay so với tháng 12 năm trước) đã ở mức 9,58%, gần như chắc chắn cả năm sẽ lên đến 2 con số.

CPI còn có thể tăng cao hơn vào những tháng đầu năm tới do sẽ có một lượng tiền lớn từ ngân hàng ra lưu thông để đáp ứng nhu cầu lương, thưởng cuối năm, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó là sự cộng hưởng với sự tăng lên của lạm phát ở thế giới, đặc biệt ở những nước mà VN có quan hệ buôn bán, nhập siêu lớn, nhất là Trung Quốc. Và khi  tốc độ tăng ở mức hai con số thì CPI đã “quá tam ba bận”, vượt mục tiêu đề ra (đầu năm mục tiêu là không quá 7%, giữa năm ở mức khoảng 8%, cuối năm ở mức một chữ số). Lạm phát đang là vấn đề nóng nhất và kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Lạm phát do nhiều nguyên nhân, do đó có nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát. Trong điều kiện lạm phát, Nhà nước đã cam kết không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến Tết Nguyên đán; chắc chắn cũng sẽ không có sự điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu theo thị trường; tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP đã được giảm so với năm trước, so với dự toán đầu năm và có thể sẽ được thắt chặt hơn; nhập siêu tuy còn cao, nhưng đã thấp hơn năm trước và thấp hơn kế hoạch cả về quy mô tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu...

Mặc dù lạm phát năm nay không hoàn toàn do yếu tố tiền tệ nhưng do tiền tệ đã tăng cao trong năm trước, năm nay tuy tăng thấp hơn cùng kỳ nhưng hệ số giữa tốc độ tăng tín dụng vẫn cao hơn nhiều nước...

Xuất phát từ những tình hình trên, biện pháp chủ yếu nhất để kiềm chế lạm phát - vấn đề nóng nhất hiện nay là tăng lãi suất tiết kiệm. Đây là kinh nghiệm không chỉ được rút ra khi ngăn chặn được lạm phát phi mã những năm cuối 80 của thế kỷ trước và chặn đứng được lạm phát cao trong nửa cuối năm 2008. Tăng lãi suất tiết kiệm sẽ làm cho một lượng tiền không nhỏ từ lưu thông được hút vào các ngân hàng. Cùng với việc tăng lãi suất tiết kiệm thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng cao. Lãi suất cho vay tăng cao sẽ tác động cả về hai phía: phía người đi vay sẽ không còn mặn mà với việc đi vay; phía ngân hàng cũng sẽ e ngại do sợ rủi ro, không dám bung vốn ra quá đà.

Lãi suất huy động cả chính thức công khai, cộng với các chiêu khuyến mãi hấp dẫn hiện đã ở mức trên dưới 13%/năm. Ở một số ngân hàng thương mại còn cao hơn. Nếu tính từ đầu năm đến nay, thì với mức lãi suất này đã được coi là thực dương (sau 11 tháng, CPI tăng 9,58%, còn lãi suất tiết kiệm bình quân ở mức trên 11%). Mức tăng CPI này chủ yếu là từ tháng 4 đến tháng 8, còn từ tháng 9 đến nay CPI đã tăng 1,41%, cao hơn lãi suất tiết kiệm trong cùng khoảng thời gian đó. Nói cách khác, lãi suất tiết kiệm đã chuyển từ thực dương trước tháng 9 sang thực âm tính từ tháng 9 đến nay. Nếu lãi suất tiết kiệm không đạt được thực dương thì tiền trong lưu thông sẽ vào ngân hàng ít hơn, một phần không nhỏ trong đó có thể sẽ chảy vào việc tích trữ hàng hóa chờ lên giá.

Ngọc Minh

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Tìm lợi thế cạnh tranh độc đáo (30/11/2010)

>   VN tăng trưởng mạnh về tiêu thụ hàng công nghệ (29/11/2010)

>   Lo âu đường đi của giá (29/11/2010)

>   Đầu tư ra nước ngoài: Sau những khoản tiền chuyển đi (29/11/2010)

>   Ba kịch bản cho CPI năm 2010 (29/11/2010)

>   Dường như Việt Nam "đắp đê" hơi nhiều trong điều hành kinh tế (29/11/2010)

>   Một nguyên nhân nữa của lạm phát (29/11/2010)

>   Thế giới nhiều bất ổn, khó khăn cho Việt Nam (29/11/2010)

>   Cần giải pháp chống lạm phát (29/11/2010)

>   Tỷ giá, lạm phát và mối lo nhập siêu (27/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật