Thứ Năm, 04/11/2010 22:00

Bể kế hoạch

Thị trường liên tục lao dốc khiến kế hoạch phát hành CP tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp (DN) niêm yết đứng trước nguy cơ phá sản. Đây là hệ quả của phong trào phát hành CP của các DN trong thời gian gần đây.

Gia hạn... rồi lại gia hạn

Theo kế hoạch, CTCP Xây dựng và Kinh doanh vật tư (CNT) sẽ phát hành thêm 3 triệu CP cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:3, giá bán 24.000 đồng/CP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khi giá CP CNT giao dịch trên thị trường chỉ ở mức 2.1, nên không có NĐT nào bỏ ra 24.000 đồng để mua CP CNT, cả tháng sau mới về tài khoản.

Cũng vì lý do này CNT đã phải 2 lần điều chỉnh thời gian nộp tiền mua CP phát hành thêm. Hạn chót nộp tiền ngày 27-10, sau đó liên tục được CNT gia hạn đến 29-10 rồi 3-11. Không chỉ vậy, CNT còn nhờ các CTCK gọi điện nhắc nhở NĐT nộp tiền mua CP phát hành thêm. Đây là điều rất lạ, bởi trước đây các CTCK rất hiếm khi gọi điện trực tiếp cho NĐT để nhắc nhở việc này. Có chăng cũng chỉ là những cuộc gọi cảnh báo NĐT nếu không nộp tiền mua sẽ mất quyền lợi.

Tương tự là trường hợp của NHTMCP Nam Việt (NVB). Tuy không gia hạn thời gian nộp tiền như CNT nhưng nhiều khả năng phương án phát hành thêm CP với giá bán 10.000 đồng của NVB cũng khó thành công, vì giá NVB trên thị trường hiện chỉ khoảng 8.000 đồng/CP. CTCP Thuận Thảo (GTT) cũng đứng trước khả năng vỡ kế hoạch phát hành thêm 14,5 triệu CP với giá bán 10.000 đồng/CP. Cho dù giá GTT hiện là 10.400 đồng/CP nhưng sẽ có rất ít NĐT chấp nhận bỏ ra 10.000 đồng để mua GTT khi thời gian được giao hàng còn quá xa.

Trên đây chỉ là vài trường hợp điển hình, thực tế trong bối cảnh dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường, có rất nhiều DN bị vỡ kế hoạch. Trong những phiên giao dịch cuối tháng 10 và đầu tháng 11, giá trị giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX có những phiên chỉ đạt dưới 1.000 tỷ đồng. Đây là mức sụt giảm nghiêm trọng nếu so với con số vài ngàn tỷ đồng, thậm chí trên 10.000 tỷ đồng trong những phiên giao dịch cùng thời điểm này năm ngoái.

Làn sóng phát hành CP

TTCK trong năm 2010 đã chứng kiến làn sóng các DN niêm yết và phát hành thêm diễn ra ồ ạt. Từ đầu năm đến nay, TTCK đã phải tiếp nhận 2,73 tỷ CP niêm yết mới do các DN phát hành thêm, bằng 44,71% tổng số lượng CP niêm yết mới. Không những vậy, dưới sức ép của lãi suất cao, nhiều DN buộc phải phát hành thêm CP hoặc trái phiếu để huy động vốn.

Các DN phát hành thêm hoặc chia tách niêm yết thêm nhiều CP với số lượng lớn là SSI, VIC, ITA, HPG, VCG, PVI. Ngoài ra, trong 10 tháng đầu năm đã có khoảng 160 DN đăng ký niêm yết trên cả HOSE và HNX. Các DN mới lên sàn niêm yết tổng cộng 3,38 tỷ CP, tương đương với giá trị thị trường 77.000 tỷ đồng (bằng 13% giá trị của toàn thị trường).

Trong đó, đáng chú ý có một số DN lớn mới niêm yết trên HOSE như Tập đoàn Đại Dương (250 triệu CP OGC), CTCP Thép Pomina (187 triệu CP POM), và hàng loạt DN có trên 100 triệu CP: CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS), CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR), CTCK Sài Gòn Thương tín (SBS), CTCP Đầu tư hạ tầng dầu khí (PTL). Trên HNX có 3 DN có khối lượng niêm yết lớn là Ngân hàng Nam Việt (198,9 triệu CP NVB), CTCP Khách sạn và Du lịch Đại Dương (100 triệu CP OHC), CTCK VNDirect (100 triệu CP VND).

Ngoài ra, TTCK còn đón nhận hàng loạt CTCK được niêm yết mới và tăng vốn. Đa phần các công ty này đều niêm yết trên HNX như CTCK Hòa Bình HBS, CTCK Dầu khí. Hiện tại, đã có 26 CTCK niêm yết trên thị trường, trong đó có 4 công ty trên HOSE và 22 công ty trên HNX. Giá trị thị trường của 22 công ty trên HNX vào khoảng 14.420 tỷ đồng, bằng 16% giá trị vốn hóa của sàn HNX.

Có thể thấy hiện tượng các DN niêm yết đua nhau phát hành CP để rồi lại rơi vào tình trạng bi đát như hiện nay tiếp tục là lời cảnh báo đối với các DN. Việc chạy theo phong trào này không chỉ làm xấu đi hình ảnh của DN với NĐT mà vô hình trung còn tác động không tốt đến cả TTCK. Thực tế, không ít DN vẫn quyết định tăng vốn trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn. Do đó, sau khi tăng vốn điều lệ, lợi nhuận DN giảm đi, thậm chí thua lỗ nặng, khiến niềm tin của NĐT vào DN càng thêm sa sút.

Hải Hồ

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Vòng lẩn quẩn của thị trường chứng khoán (04/11/2010)

>   UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (04/11/2010)

>   Triển vọng TTCK nhìn từ các chỉ tiêu kinh tế 2011 (04/11/2010)

>   TTCK: Những ngày dài trước mắt (04/11/2010)

>   Trong chán, ngoài thèm (04/11/2010)

>   Chờ “cơ hội vàng” thứ hai! (04/11/2010)

>   TTCK: Áp lực 2010 và cơ hội 2011 (04/11/2010)

>   Tỷ giá và hai “nỗi sợ” của nhà đầu tư ngoại (04/11/2010)

>   Vai trò của vốn ngoại đối với xu hướng VN - Index (04/11/2010)

>   Thị trường ngày 04/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (04/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật