Thứ Năm, 07/10/2010 07:12

TTCK: Ngoại hào hứng, nội thờ ơ!

Trong tháng 8, NĐT nước ngoài đã mua ròng khoảng 850 tỷ đồng trên HOSE và con số này trong tháng 9 là trên 1.100 tỷ đồng.

Kinh tế và chứng khoán thế giới

Trong tuần qua, có một số thông tin khá xấu được đề cập về tình hình thế giới như: có ý kiến cho rằng, Tây Ban Nha đạo số liệu GDP để che dấu độ xấu trong hoạt động của các ngân hàng nước này. Bộ trưởng Tài chính Ireland cho rằng, sự sụp đổ của Anglo Irish Bank sẽ dẫn đến sự phá sản cấp quốc gia của Ireland. Chính phủ Ireland ước tính cần 45 tỉ euro để giải cứu 5 ngân hàng của nước này...

Lo lắng về đà hồi phục chậm chạp, nhiều chính phủ đang có kế hoạch tiếp tục bơm tiền để kích thích nền kinh tế. Theo nhận định của Goldman Sachs, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm ra khoảng 1.000 tỷ USD để mua lại tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ trong những tháng tới; Nhật Bản cũng chuẩn bị bơm ra một gói kích thích mới với giá trị khoảng 55 tỷ USD.

Tóm lại, trong khi châu Âu đang thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách và tránh một cuộc khủng hoảng nợ quốc gia có thể xảy ra ở một số nước thì tại Mỹ, FED đã có những cam kết sẵn sàng tiếp tục thực hiện QE (hiểu nôm na là tiếp tục bơm tiền kích thích kinh tế). Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cũng đang lên kế hoạch tiếp tục bằng việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua thị trường tiền tệ.

Như vậy, có thể thấy bức tranh chung về kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn trong tình trạng chưa có những dấu hiệu rõ ràng về sự tăng trưởng trở lại trong thời gian trước mắt, rủi ro vẫn tiềm tàng, đang nằm đâu đó và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Với những tác động từ sự chưa rõ ràng của nền kinh tế, các chỉ số S&P 500, DJ có dấu hiệu điều chỉnh ngắn hạn, trong xu thế dài hơn (tính theo tháng) cũng đã có dấu hiệu kết thúc đợt tăng điểm; Nikkei 225 của Nhật đang trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn kể từ 24/9/2010; chỉ số chứng khoán Đức đã có dấu hiệu điều chỉnh... Như vậy, dường như các chỉ số chứng khoán thế giới (trừ Trung Quốc đang nghỉ lễ) đã kết thúc hơn một tháng tăng trưởng khá ấn tượng, trong khi TTCK Việt Nam không có chung hiệu ứng mà vẫn ở trong trạng thái sideway theo xu thế xuống.

Hiện nay, đã bắt đầu vào mùa báo cáo tài chính quý III của các DN Mỹ, xu thế của các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục ra sao sẽ phụ thuộc một phần vào kết quả này. Theo thống kê của Reuters, trong số 498 DN (xấp xỉ 99%) trong rổ S&P 500 có báo cáo kết quả quý II, ước tính có 75% công ty có kết quả cao hơn dự báo, 9% tương ứng và 16% có kết quả dưới dự báo về doanh thu và lợi nhuận. Về tăng trưởng EPS, trong quý II có 38,8% số DN có sự tăng trưởng và con số này dự báo trong quý III chỉ còn 24%.

TTCK Việt Nam

Hiện thời, mối quan ngại về khả năng lạm phát cả năm sẽ cao hơn kế hoạch và khả năng giảm lãi suất của khối ngân hàng là những thông tin được quan tâm khá nhiều từ thị trường và các NĐT.

Quan điểm nhất quán của NHNN vẫn là hạn chế cho vay chứng khoán và BĐS. Trong khi đó, dòng tiền từ hệ thống ngân hàng tới các DN và xã hội chưa được khơi thông và có lẽ đây là điểm thắt nút làm cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng chưa có động cơ khởi sắc tăng trưởng bền vững trở lại.

Về diễn biến cụ thể, tại sàn HOSE, trong 4 phiên gần đây nhất, kể từ 29/9, lực cung có ưu thế so với cầu, mặc dù dòng tiền của khối ngoại vào thị trường khá tích cực, có thể coi là điểm sáng khá hiếm hoi.

Trong tháng 8, NĐT nước ngoài đã mua ròng khoảng 850 tỷ đồng trên HOSE và con số này trong tháng 9 là trên 1.100 tỷ đồng. Chúng tôi có cảm giác, sự nhiễu nhương nội tại của TTCK Việt Nam đang diễn ra là cơ hội cho khối NĐT ngoại với tầm nhìn dài hạn đang tích cực mua rẻ tài sản của Việt Nam thông qua TTCK...

Bình luận

Dường như chính các nhà quản lý và các NĐT nội đã và đang tạo ra những khó khăn cho TTCK Việt Nam với những rủi ro như:

- Dòng tiền mới vào nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng chưa được cải thiện.

- Hàng hóa mới niêm yết và tăng vốn pha loãng cổ phiếu tiếp tục chảy vào TTCK.

- Với những phi vụ như kiểu AAA và sự bất lực của các cơ quan quản lý đã làm cho tâm lý thị trường đã ngày càng trở nên tệ hại. Đã có những ý kiến nhận xét rằng, nhiều  NĐT đang kẹt hàng trở nên trơ (mất cảm xúc) và nhiều NĐT đang cầm tiền thì trở nên thờ ơ với thị trường.

- Vòng luẩn quẩn về việc phát hành trái phiếu giá đắt để cho Kho bạc Nhà nước cho các NHTM vay lại với giá rẻ vẫn tiếp tục diễn ra.

Với những rủi ro như đã nêu trên, TTCK đã phản ánh thông qua lực bán khá quyết liệt và giá nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn. Tuy nhiên, việc cởi trói để thị trường có động cơ tăng trưởng bền vững có vẻ vẫn là điều bất khả thi trong bối cảnh hiện nay.

VN-Index đã bắt đầu có những dấu hiệu điều chỉnh giảm từ 13/9/2010. Hiện tại, thị trường có thể có những phiên tăng điểm ngắn sau những phiên bán tháo diễn ra, nhưng động cơ tăng điểm bền vững của VN-Index vẫn chưa xuất hiện.

CTCP Quản lý quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF)

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Nếu im lặng là tiếp tay cho vấn nạn làm giá (07/10/2010)

>   "Đầu tư ngắn hạn đang rủi ro hơn dài hạn" (07/10/2010)

>   Khó kỳ vọng ở kết quả kinh doanh quí 3 (07/10/2010)

>   Thị trường ngày 07/10 và góc nhìn từ CTCK (06/10/2010)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ 0,32 điểm (06/10/2010)

>   VN-Index cuối năm 2010: Khó đoán (06/10/2010)

>   OTC: Mỏi mắt tìm người mua bán (06/10/2010)

>   Thị trường “ngóng” tin quý III (06/10/2010)

>   Những vụ thao túng giá kinh điển (06/10/2010)

>   TTCK Việt Nam: Vẫn thiếu dòng tiền hỗ trợ (06/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật