Thứ trưởng Cao Viết Sinh: 'Cần nâng cao tiêu chí gọi đầu tư'
|
Ông Cao Viết Sinh - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư | Báo cáo “Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015” vừa được Liên Hợp Quốc công bố cho thấy VN là một trong các nước đang phát triển đã đạt những thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trong chặng đường còn lại, VN phải đối mặt với không ít thách thức. DĐDN có cuộc trao đổi cùng ông Cao Viết Sinh - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư xung quanh vấn đề này.
* Thu hút FDI : Cần xác định đối tác chiến lược
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, trong 10 năm qua, kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước tính khoảng 1.200 USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Với mức này, VN chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
- Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số mục tiêu đang gặp khó khăn, thưa ông ?
Một số mục tiêu về môi trường đang đặt ra khó khăn cho VN. Theo báo cáo, mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu như tỷ lệ nhà đơn sơ chỉ còn 7,8% vào năm 2009, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tăng từ 30% năm 1990 lên 83% năm 2010, nhưng công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Báo cáo cũng nhìn nhận: “Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác lãng phí và sử dụng kém hiệu quả, nhiều khía cạnh môi trường không được bảo vệ tốt, bị suy thoái và hủy hoại. Khá nhiều chỉ tiêu về môi trường đặt ra cho kế hoạch 5 năm 2006-2010 có khả năng không đạt.
Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 chỉ tiêu về môi trường của giai đoạn 5 năm 2006-2010, tỷ lệ che phủ rừng chỉ đạt 39,5% (kế hoạch 42-43%); tỷ lệ dân đô thị được sử dụng nước sách mới bằng 84% (mục tiêu 95%); tỷ lệ thu gom chất thải y tế được xử lý mới được 75% (mục tiêu 100%).
Kém xa mục tiêu nhất là tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã thành lập và đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, chỉ tiêu này mới đạt 50%, chỉ bằng 1/2 so với mục tiêu đề ra...
- Môi trường thu hút FDI của VN còn một số mặt trái, tình trạng đầu tư quá nhiều và bất động sản hoặc các dự án này ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân địa phương. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng các dụ án FDI ở VN, thưa ông ?
Kém xa mục tiêu nhất là tỷ lệ KCN, KCX đã thành lập và đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, chỉ tiêu này mới đạt 50%, chỉ bằng 1/2 so với mục tiêu đề ra. | VN là một trong những địa điểm hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận kinh tế của VN. Do vậy trong những năm vừa qua, đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng, ngay cả lúc khủng hoảng tài chính. Ví dụ năm 2009 chúng ta đạt 23 tỷ USD đăng ký và giải ngân cũng trên 10 tỷ. Năm nay tiếp tục đà như vậy. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài tới đây sẽ tiếp tục kêu gọi nhưng sẽ nâng cao chất lượng đầu tư, đặc biệt là tiêu chí kêu gọi đầu tư sẽ được nâng cao hơn, ưu tiên hơn các dự án đầu tư ít ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng. Đầu tư xi măng, thép tốn nhiều năng lượng và nước do vậy cần tăng cường giám sát, không để xảy ra tình trạng một số nhà đầu tư không quan tâm đến môi trường, năng lượng. Tới đây định hướng vào công nghệ cao, chất lượng đầu tư bảo vệ môi trường.
- Trước thông tin vừa rồi có một số dự án lớn ở miền Trung như dự án thép ở Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa đã bị rút giấy phép. Bộ Kế hoạch - Đầu tư xử lý vấn đề này thế nào ?
Nói một cách tổng quát, hiện nay trên lãnh thổ VN có hơn 11 ngàn dự án đang hoạt động với tổng mức khoảng 190 tỷ USD đăng ký. Xung quanh một số dự án ở Quảng Nam, Hà Tĩnh... các dự án bị tước giấy phép là phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Nếu các dự án không vi phạm pháp luật, không vi phạm các điều kiện trong giấy phép thì không bị cắt giấy phép. Chỉ có những dự án đăng ký theo tiến độ thực hiện dự án nhưng nhà đầu tư gặp khó khăn không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ quy định tại giấy phép và quy định tại các điều lệ, các quy định luật của VN thì mới rút giấy phép chứ không phải tùy tiện rút giấy phép. Chúng ta vẫn luôn luôn tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư đến với VN.
- Xin cảm ơn ông
Phương Lê thực hiện
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|