Thứ Bảy, 09/10/2010 14:15

Giao dịch NĐTNN tuần từ 04 – 08/10/2010:

Khối ngoại mua ròng 731 tỷ đồng, gấp 2.2 lần so tuần trước

(Vietstock) –  Tuần đầu tiên của tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tiếp tục mua ròng đến 731 tỷ đồng trên cả hai sàn, gấp 2.2 lần so với tuần trước. Các mã được khối ngoại mua với tỷ trọng lớn đã trở thành lực đỡ quan trọng giúp VN-Index có một tuần giao dịch thành công với mức tăng 1.67%.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia chứng khoán đã bắt đầu lo lắng với diễn biến này. Một viễn cảnh được đặt ra là một khi khối ngoại ngừng hỗ trợ và nhà đầu tư nội vẫn “án binh bất động” như tuần qua thì thị trường sẽ đi về đâu?

Thống kê giao dịch tại HOSE cho thấy, khối ngoại có một tuần mua ròng trọn vẹn với tổng khối lượng trên 18 triệu đơn vị, tăng 148% so với tuần trước, và giá trị 705.94 tỷ đồng, tăng 123%. Bình quân khối này đã mua 3.6 triệu đơn vị mỗi phiên, tương ứng với giá trị hơn 141 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chỉ riêng ngày 06/10, khối ngoại đã mua vào đến 271 tỷ đồng nhưng chỉ bán ra hơn 100 tỷ đồng. Đây cũng là phiên VN-Index có mức tăng mạnh nhất tuần với 2.16%. Ở phiên cuối tuần (08/10) các nhà đầu tư ngoại giảm lực cầu khiến thị trường giảm nhẹ 0.6%.

Tương tự như tuần trước, họ tiếp tục mua ròng HAG với giá trị lớn nhất lên đến 108.5 tỷ đồng, tăng trên 85% so với tuần trước. Các mã có giá trị mua ròng mạnh tiếp sau đó là DPM (68.5 tỷ đồng), HPG (60 tỷ đồng); FPT (48.2 tỷ đồng), BVH (35.7 tỷ đồng) hay KBC, OGC, VIC, CII, DIG…

Tuy nhiên, dấu ấn của khối ngoại để lại đối với các mã BVH, DPM và VIC có ý nghĩa quyết định đối với thị trường. Từ giữa tháng 9, tỷ trọng mua ròng của NĐTNN đã giúp cho BVH tăng đều qua các phiên, đặc biệt tuần qua, BVH liên tục tăng trần trong 3 phiên. VN-Index cũng đã có những phiên tăng điểm khá ấn tượng cùng với BVH.

Phiên cuối tuần, BVH giảm mạnh cũng là lúc thị trường thực sự điều chỉnh. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này có phần được kìm hãm lại nhờ DPM, và VIC giữ được mức tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, lực bán ra của khối ngoại không làm ảnh hưởng nhiều đến thị trường khi mã có giá trị bán ròng mạnh nhất là TDH cũng chỉ có 12.46 tỷ đồng, tiếp theo đó là VHC với 6.95 tỷ đồng, ASM 4.14 tỷ đồng hay STB với hơn 3 tỷ đồng…

Ở sàn HNX, dù khối lượng và giá trị giao dịch của khối ngoại không lớn nhưng động thái tiếp tục mua ròng của họ cho thấy sau thời kỳ sụt giảm mạnh vừa qua, nhiều mã cổ phiếu ở sàn này đã trở về với mức giá hợp lý.

Theo đó, trong tuần họ mua vào 1.68 triệu cp và bán ra 769,300 cp, tương ứng với khối lượng và giá trị mua ròng lần lượt 913,800 đơn vị và 25.8 tỷ đồng, tăng mạnh so với tuần trước đó.

Đáng chú ý trong danh sách mua ròng của khối này đã thấy xuất hiện một số mã có tiếng “đầu cơ” như GLT với hơn 2.44 tỷ đồng, SRA với 2.13 tỷ đồng hay mã cổ phiếu có nhiều “scandal” thời gian qua là AAA với hơn 1.48 tỷ đồng.

Lý giải sự đột biến của dòng vốn ngoại, có thể là do nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần thoát ra khỏi khủng hoảng và phục hồi. Kinh tế Việt Nam ước tăng trưởng 6.7% trong năm nay, lạm phát cả năm vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Đây là thời điểm thuận lợi để đón đầu sự bức phá của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Ngoài ra, hầu hết nhà đầu tư nước ngoài đều đầu tư theo trường phái dài hạn nên tranh thủ gom hàng khi giá cổ phiếu rơi xuống mức hấp dẫn.

Bội Mẫn

Các tin tức khác

>   Vì sao khối ngoại liên tục mua ròng (09/10/2010)

>   TTCK: Đang hình thành dấu hiệu 'bong bóng' kinh tế mới (09/10/2010)

>   Chuyện 2 cổ phiếu trên Sở GDCK Hà Nội (09/10/2010)

>   NĐT tại CTCK Thiên Việt: Bỗng dưng mang nợ… 3,2 tỷ đồng? (09/10/2010)

>   Chất lượng thông tin luôn là vấn đề (08/10/2010)

>   UPCoM-Index chạm mức thấp nhất 4 tháng (08/10/2010)

>   HTV: Lại chiêu “ve sầu thoát xác” trên TTCK? (08/10/2010)

>   Lo biến động lãi suất tác động tới thị trường (08/10/2010)

>   C92 giải trình về việc tăng trần nhiều phiên liên tiếp (08/10/2010)

>   Thị trường ra ngoài vùng suy đoán (08/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật