Thứ Ba, 05/10/2010 14:41

Chứng khoán năm 2010: Vì sao không thể có sóng lớn ?

Thời gian vừa qua, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới TTCK, đặc biệt là đợt suy giảm mạnh của thị trường trong tháng 8 và phần lớn thị trường đồng thuận với nhau rằng sự sụt giảm đó là do Thông tư 13/2010/TT-NHNN (Thông tư 13).

Biểu đồ phân tích kỹ thuật cho thấy năm 2010 thị trường không có sóng lớn

Chính vì điều này mà trong thời gian qua với sức nóng của dư luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo rà soát lại Thông tư 13 và NHNN đã cho ra đời Thông tư 19/2010/TT-NHNN (Thông tư 19). Tuy nhiên Thông tư 13 có phải “vấn đề” của TTCK hay TTCK là cái cớ để Thông tư 13 buộc phải sửa đổi ?

Định hướng dư luận

Phần lớn nhà đầu tư từ năm 2007 đều nhớ sức nóng của Chỉ thị 03 tác động tới thị trường. Việc khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán 3% tổng dư nợ đã làm dấy lên hàng loạt cuộc tranh luận và bài báo về vấn đề này. Sau đó vào 3/2008 Chỉ thị 03 được NHNN thay bằng Quyết định 03 và với sự sụt giảm mạnh mẽ của TTCK VN 2008 và sự lan tỏa của khủng hoảng tài chính thế giới nửa cuối năm 2008 thì TTCK VN đã có một giai đoạn giảm giá mạnh mẽ.

Dư luận đều đồng thuận với nhau sự sụt giảm đó có nguyên nhân chính là từ Quyết định 03 đã hạn chế dòng vốn chảy vào TTCK. Tuy nhiên chúng ta hãy hỏi ngược lại là nếu thời điểm đó không có Quyết định 03 ra đời và việc lan tỏa của khủng hoảng tài chính thế giới thì liệu sự an toàn của hệ thống tài chính VN có còn ?

Chúng ta không bàn lại vấn đề này mà điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là nếu như dư luận chỉ hướng theo một chiều thì cách tốt nhất để định hướng dư luận làm cho TTCK sụt giảm mạnh trong một vài tuần và hướng sự phán xét vào một thông tin ảnh hưởng mạnh. Cũng như vậy bằng một cú sụt giảm mạnh mẽ trong tháng 8/2010 vừa qua mà gần như thị trường đã bỏ qua mọi yếu tố ảnh hưởng khác và quy kết sự sụt giảm cho Thông tư 13, nhưng đó có phải là nguyên nhân chính ?

Tại sao không thể tăng điểm ?

Theo quy định của Luật DN 2005, chậm nhất đến ngày 1/7/2010, các Cty nhà nước sẽ phải chuyển đổi thành Cty TNHH hoặc Cty cổ phần. Trong khuôn khổ Hội nghị Kinh tế đối ngoại "VN - Ngôi sao đang lên ở Châu Á" vào năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Đầu năm 2001 VN có 6.000 DNNN, đến nay chỉ còn 1.400 DNNN; trong đó có 104 TCty của Nhà nước chưa cổ phần hóa. Theo kế hoạch, trong năm 2008 đến 2010, VN sẽ cổ phần hóa toàn bộ 104 TCty này. Các TCty này sẽ được cổ phần hóa theo nguyên tắc gắn liền với niêm yết trên TTCK. Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu và tạo điều kiện để các đơn vị này niêm yết cả trên thị trường nước ngoài.”

Mặc dù nhiều TCty buộc phải chuyển đổi sang hình thức TNHH một thành viên do không kịp tiến độ và rất nhiều bất cập nảy sinh do sức ép cổ phần hóa đúng thời hạn. Tuy nhiên điểm chúng ta quan tâm ở đây là gần như dư luận đã bỏ qua lượng cung cổ phiếu khổng lồ này đối với TTCK. Năm 2010 chỉ có tập đoàn dầu khí thực hiện mạnh mẽ nhất việc cổ phần hóa và niêm yết một phần các Cty con và thoái vốn khi lên sàn mà TTCK niêm yết đã không thể hấp thụ nổi cho đến thời điểm này thì việc lạc quan vào TTCK trong ngắn và trung hạn là điều không tưởng.

Gần như dư luận năm 2010 chỉ tập trung vào “lượng cầu” liên quan tới cung tiền vào TTCK mà ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là các chính sách vĩ mô mà quên mất lượng cung cổ phiếu khổng lồ đó. Và các nhà đầu tư ngắn hạn cũng bị cuốn hút vào vòng xoáy dư luận đó để khi nhận ra được thì đã chịu rất nhiều tổn thất trong năm nay. Còn đối với sự sụt giảm tháng 8/2010 chỉ là kết quả hoặc là tất yếu của lượng cung thừa hoặc các tác động có chủ ý nhằm vào Thông tư 13.

Mục tiêu tăng trưởng là 25% trong khi hết quý 3, chúng ta đã đạt mức gần 20% như vậy lượng cầu vào thị trường sẽ không có nhiều đột biến trong quý 4, trong khi lượng cung cổ phiếu khổng lồ vẫn đang chờ thị trường hấp thụ hết là điều làm cho chúng tôi trở nên bi quan hơn đối với TTCK VN trong quý còn lại của năm. Như vậy nếu không có những bất ngờ xảy ra thì nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục suy yếu trong quý 4. Thậm chí nó còn kéo dài sang năm 2011-2012 cho đến khi lượng cung cổ phiếu được hấp thụ hoàn toàn, khi đó chúng ta mới có thể đón nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thị trường.

Nguyễn Khắc Duẩn - Giám đốc Cty TNHH tư vấn và đầu tư S&D

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   CTCK đua vào top 10 (05/10/2010)

>   Để hấp dẫn nhà đầu tư ngoại (05/10/2010)

>   Cách nào kiểm soát cổ phiếu bất thường? (05/10/2010)

>   Những con số “quái dị” trên thị trường chứng khoán (05/10/2010)

>   Bên mua chờ... giá rẻ (05/10/2010)

>   Cổ phiếu "cựu binh": Thời hoàng kim nay còn đâu? (04/10/2010)

>   Thị trường chờ đợt điểm bùng nổ (04/10/2010)

>   Thị trường ngày 05/10 và góc nhìn từ CTCK (04/10/2010)

>   UPCoM-Index giảm 4 phiên liên tiếp (04/10/2010)

>   Hiện tượng bất thường mang tên MKV (04/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật