Thứ Hai, 13/09/2010 14:41

Dự cảm TTCK từ định hướng chính sách mới

Một bộ phận thành viên TTCK đang kỳ vọng, sau khi “chiết khấu” ảnh hưởng từ Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thị trường sẽ ổn định dần và tăng tưởng trở lại. Liệu điều này có thực sự khả thi?

Để trả lời câu hỏi này, cần xem xét định hướng chính sách tài khóa của Chinh phủ, cũng như định hướng chính sách tiền tệ của NHNN, vì các định hướng này sẽ quyết định “sức khỏe” của doanh nghiệp và qua đó tác động đến TTCK.

Chính sách tiền tệ

Không khó để nhận biết định hướng chính sách tiền tệ của NHNN khi phần nào thể hiện trong Thông tư 13 và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, thông tư này mới ở tầm thấp và mang tính tập dượt, từ ngày 1/1/2011 , chuẩn mực của hoạt động tín dụng sẽ còn cao hơn khi Luật NHNN và Luật Các Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực.

Định hướng này tiếp tục được triển khai khi ngày 25/8/2010, NHNN thành lập Ban soạn thảo nhằm xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

Với việc chuẩn bị ban hành Nghị định thay thế Nghị định 141, NHNN đã phát đi thông điệp rằng, trong thời gian tới, mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng sẽ cao hơn con số 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 như quy định tại Nghị định 141. Việc này một lần nữa sẽ gây áp lực lên hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM.

Bên cạnh đó, việc Fitch Ratings hạ tín nhiệm hai ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay là Vietcombank và ACB do lo ngại tăng trưởng tín dụng nhanh và chất lượng tín dụng thấp, dù chưa thật chính xác, nhưng phần nào cho thấy, hệ thống NHTM chưa phải đã “khỏe mạnh” hoàn toàn. Do vậy, NHNN với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là sự an toàn và ổn định của hệ thống tài chính, chắc chắn sẽ không chấp nhận việc tăng cũng tiền ào ạt, mà thay vào đó là làm lành mạnh dần hệ thống NHTM thông qua các quy định ngày càng chặt chẽ hơn.

Chính sách tài khóa

Định hướng chính sách tài khóa của Chính phủ được thể hiện rõ nét trong Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính:

a) ...Đề xuất những biện pháp làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp (nhà nước). Khẩn trương tiến hành đánh giá lại giá trị vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.

b) Xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số l09/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

c) Xây dựng dự thảo Nghị định về Quản lý và Kinh doanh vốn nhà nước.

d) Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

e) Xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế tài chính cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thay thế Nghị định số 09/2009/ NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Như vậy, có thể thấy các văn bản pháp quy mà Chính phủ dự kiến ban hành từ nay đến cuối năm tập trung vào việc làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp này tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính. Trong số các văn bản dự kiến ban hành có 2 điểm cần chú ý :

Thứ nhất, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định l09/2007/NĐ-CP có thể sẽ được xây dựng theo hướng quản lý chặt chẽ hơn và tránh làm thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Điều này sẽ làm cho nhà đầu tư phải trả giá cao hơn trong các đợt IPO sắp tới, do giá khởi điểm được đặt ở mức làm lợi tối đa cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai là dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 09/2009/NĐ-CP. Nghị định 09 còn rất mới, ban hành ngày 5/2/2009, đưa ra các quy định chặt chẽ hơn so với các văn bản trước đó trong việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và bắt buộc phải thực thi chậm nhất là vào tháng 3/2011. Việc nghị định này được yêu cầu soạn thảo lại cho thấy, sau sự kiện Vinashin, Bộ Tài chính nhiều khả năng sẽ đưa ra các quy định mới theo hướng chặt chẽ hơn nữa.

Ngoài ra, ngày 5/8/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2010/TT-BTC, cụ thể hóa Nghị định 09 nêu trên. So với các văn bản trước đây. Thông tư 117 đã chặt hơn khi quy định các công ty nhà nước phải sử dụng 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty đồng thời không được góp vốn, mua cổ phần tại quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải tuân thủ những quy định này, chậm nhất 2 năm sau ngày Thông tư có hiệu lực (l/7/2010).

Với những định hướng về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như vậy, có lẽ TTCK cần phải trải qua một thời gian dài nữa mới có thể tăng trưởng bền vững như kỳ vọng.

TS. Nguyễn Văn Trên

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Lại đổ lỗi cho Thông tư 13 (13/09/2010)

>   Thử thách sự minh bạch (13/09/2010)

>   Hợp tác chiến lược khi “cơm chẳng lành”... (13/09/2010)

>   Những nghi án giấu lãi, giấu lỗ (13/09/2010)

>   OTC: Bán ngân hàng, mua BĐS (13/09/2010)

>   VN-Index đã thiên thời, địa lợi, nhân hòa? (12/09/2010)

>   Thị trường ngày 13/09 và góc nhìn từ CTCK (12/09/2010)

>   Tích lũy HOSE và bán ròng trọn tuần trên HNX (12/09/2010)

>   "Lãi suất cho vay giảm xuống 12% thì TTCK mới tốt lên"  (11/09/2010)

>   DHT “tố” DVD làm giá: cơ quan giám sát ở đâu?  (11/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật