Thứ Tư, 15/09/2010 06:54

Chứng khoán “thấp thỏm” đợi Thông tư 13

Trước những động thái kiên quyết của NHNN, khó có khả năng Thông tư 13/2010/TT – NHNN (TT 13) sẽ được lùi thời gian thực hiện. Mặc dù kỳ vọng sửa đổi TT 13 là có, song giả định những bổ sung chỉ mang tính kỹ thuật và không có sự thay đổi lớn về các chuẩn, liệu trong ngắn hạn, TT 13 có những ảnh hưởng gì tới TTCK ?

Trong bối cảnh TTCK chưa có thông tin hỗ trợ mạnh để thoát khỏi trạng thái lình xình, thì TT 13 ngay lập tức khiến giới đầu tư lo sợ bức tranh màu xám của TTCK VN khi Quyết định 03/2008/QĐ - NHNN có hiệu lực sẽ tái diễn. Làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến hai chỉ số chính của TTCK lần lượt chạm tới những mốc thấp nhất kể từ đầu năm 2010. Thị trường chỉ tìm lại được sắc xanh khi rộ lên thông tin về sửa đổi TT 13. Rõ ràng, bằng việc tác động vào thể chế quan trọng trong nền kinh tế - đó là các TCTD, hệ thống NHTM, TT 13 đã làm “chao đảo” TTCK VN.

Ba nhóm ngành chịu tác động lớn

Thông qua việc ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của từng DN, TT 13 đã cho thấy tác động lớn tới TTCK mà cụ thể là tới yếu tố cơ bản của thị trường. Tại VN, nếu xét theo giá trị vốn hóa, ba ngành có vốn hóa lớn nhất gồm: Ngân hàng, Đầu tư và Phát triển BĐS, Dịch vụ đầu tư. Đây là ba ngành lớn, chiếm tới trên 47% vốn hóa toàn thị trường.

Trước tiên, xem xét ngành Ngân hàng – đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ TT 13. Việc nâng tỷ lệ an toàn vốn sẽ đặt các NHTM trước hai phương án: hoặc tăng vốn tự có, hoặc giảm tổng tài sản có rủi ro. Việc huy động vốn tự có không thể thực hiện chóng vánh một sớm một chiều. Vì vậy khả năng các NHTM phải giảm tổng tài sản có rủi ro là khả thi hơn cả. Với cách thực hiện này, các NHTM buộc phải cắt giảm một phần tín dụng cho vay của mình. Thêm vào đó, quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giới hạn ở mức 80% (vốn huy động trong TT 13 quy định không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác – thường chiếm tới 15 - 20% tổng nguồn vốn huy động của TCTD) thì số vốn cho vay ra của các NHTM có thể giảm gần 34% - so với việc các NHTM được phép cho vay 100% vốn huy động như trước đây. Như vậy, với 100 đồng huy động được từ các nguồn, NHTM chỉ được phép cho vay ở mức 66 đồng, và bài toán đặt ra là các NH sẽ có biện pháp gì để vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh khi chi phí huy động giữ nguyên song doanh thu lại giảm đáng kể. Phương án tăng lãi suất cho vay liệu có hợp lý khi chủ trương của NHNN là giảm lãi suất, đồng thời mức lãi suất cho vay hiện ở mức 14 – 16% cũng đã là khó khăn với DN?

Với nhóm ngành đầu tư và phát triển BĐS, cùng với chứng khoán thì các món vay BĐS cũng được quy định nâng hệ số rủi ro lên 250%. Như vậy, dòng vốn đổ vào BĐS cũng sẽ bị thu hẹp. Bên cạnh đó, khó khăn đối với nhóm BĐS còn ở chỗ, tiềm lực vốn của các DN BĐS VN được đánh giá là yếu. Theo thống kê, 60% nguồn vốn đầu tư BĐS phụ thuộc vốn vay. Tỷ lệ vay nợ bình quân của các DN BĐS niêm yết cũng ở mức trên 21%. Rõ ràng, vay vốn đã khó, lại cộng thêm chi phí vốn đội lên theo đòi hỏi tăng lãi suất của các NHTM sẽ gây không ít khó khăn cho lĩnh vực BĐS.

Làm khó các Cty chứng khoán

Nhóm dịch vụ đầu tư (các Cty chứng khoán), chưa xét đến những khó khăn trong hoạt động vay vốn Ngân hàng, sự sụt giảm mạnh của thị trường trước ảnh hưởng của TT 13 đã đủ làm khó cho các CTCK. Với đa phần các Cty đều phụ thuộc vào nguồn thu từ Tự doanh và Môi giới, việc hai chỉ số chính lần lượt mất khoảng 10% với VN-Index và 19% với HNX-Index, cùng thanh khoản ở mức trung bình trong 2 tháng 7, 8 đã báo hiệu một kết quả kinh doanh không sáng sủa trong quý 3/2010 với nhóm ngành này.

Đối với các nhóm ngành còn lại, theo mục tiêu của TT 13 là hướng nguồn vốn vay tới các DN sản xuất – xuất nhập khẩu. Tuy nhiên liệu các DN này có dám vay vốn khi lãi suất hiện tại đã ở mức 14 – 16%, lại đang có nguy cơ tăng thêm bởi bài toán kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Thậm chí với tỷ lệ vay nợ/tổng tài sản như hiện nay (Thực phẩm – trên 20%, Nông sản và Thủy sản – 36%...) dự kiến nhiều DN sẽ phải xem xét lại phương án vay nợ để cân bằng giữa doanh thu và chi phí vốn.

Rõ ràng, dù trong dài hạn, TT 13 là cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống NHTM cũng như tránh được hiện tượng bong bóng tài sản ở VN, song trước mắt, những ảnh hưởng tiêu cực của TT 13 tới TTCK nói riêng cũng như tới một số nhóm ngành nói chung trong nền kinh tế là không thể phủ nhận. Và nếu như những sửa đổi, bổ sung của NHNN chỉ mang tính kỹ thuật, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ buộc phải đối mặt và thích nghi với những thay đổi theo hướng an toàn và vì mục tiêu tích cực trong dài hạn của TT 13 này.

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 15/09 và góc nhìn từ CTCK (15/09/2010)

>   HSBC: “Cổ phiếu Việt Nam cần rẻ hơn mới đủ sức hấp dẫn” (14/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên mức 47,46 điểm (14/09/2010)

>   Xu hướng phải được xác nhận bởi gia tăng khối lượng (12/09/2010)

>   Cuối năm 2010: Ngành nào "hot" nhất ? (14/09/2010)

>   Thị trường ngày 14/09 và góc nhìn từ CTCK (14/09/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp (13/09/2010)

>   Dự cảm TTCK từ định hướng chính sách mới (13/09/2010)

>   Lại đổ lỗi cho Thông tư 13 (13/09/2010)

>   Thử thách sự minh bạch (13/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật