Thứ Năm, 26/08/2010 09:07

Nỗi niềm môi giới mùa... “đói góp”

“Thị trường lao dốc, các khoản đầu tư của bản thân lỗ nặng, lương không tăng, các khoản thưởng, hoa hồng hầu như rất ít, trong khi đó sàn OTC gần như đóng băng” - một môi giới có thâm niên trên thị trường vẽ ra những gam màu tối trong bức tranh hoạt động của mình.

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, những biến động lớn trên thị trường đã tác động mạnh mẽ đến các chủ thể tham gia, mà các môi giới được ví như những người đứng nơi đầu sóng, ngọn gió.

T.H. Nam, nhân viên môi giới tại một CTCK  lớn tại Hà Nội cho biết, khoản thu nhập của anh trong tháng 7 chỉ bằng 1/2 so với tháng trước và nguy cơ trong tháng 8 sẽ còn thấp hơn. Điều này rất dễ hiểu bởi Công ty trả lương theo doanh số môi giới, trong khi thị trường chưa biết đâu là đáy và NĐT chọn cách đứng ngoài không giao dịch. Trước đây, thu nhập của Nam lên đến gần 100 triệu đồng/tháng trong thời điểm thị trường giao dịch sôi động, nhưng hiện chỉ còn chưa được 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư của anh bay biến theo thị trường mới là nỗi ám ảnh lớn nhất. Nam cho biết, công ty anh đang tính đến việc cho một số môi giới tạm nghỉ vì làm việc không hiệu quả.

Chị Mai, một môi giới đã có thâm niên 7 năm thì than thở, "làm môi giới đúng là nghề lên voi xuống…". Cụm từ "no dồn, đói góp" quả là rất trúng để nói đến hoạt động của các broker, bởi khi thị trường hưng thịnh, ngoài lương, bổng cao, còn có khoản lợi nhuận từ việc đầu tư, ngược lại, khi thị trường xuống dốc, tất cả mọi khoản đều giảm, thậm chí "âm".

Là người đứng trong guồng quay của thị trường, ngoài chức năng tư vấn cho khách hàng, các môi giới khó cưỡng được những cơn say đầu tư, nên khi thị trường đi xuống cũng là người chịu nhiều áp lực nhất.

Áp lực vì khoản lỗ chình ình trước mắt, áp lực với khách hàng vì những cổ phiếu mình tư vấn phải giải chấp. Đặc biệt, trong thời gian qua, phong trào đầu tư theo cổ phiếu "làm giá" rộ lên và chính những cổ phiếu này sụt giảm mạnh nhất.

Dẫu ai cũng biết đầu tư chứng khoán thì phải chịu rủi ro nhưng đứng trước khoản tiền cứ ngày một bốc hơi, nhiều khách hàng đôi khi đã không kiềm chế được, quay sang trách móc các nhân viên môi giới "sao em lại tư vấn mua cổ phiếu này mà không phải là cổ phiếu kia?", rồi "sao em không bảo anh/chị cut loss sớm?"... Và hơn nữa là áp lực về việc phải "thức tỉnh" các tài khoản đang nằm im, nhưng với diễn biến của thị trường như hiện nay, nếu khuyên khách hàng giao dịch thì tự mình thấy day dứt, thấy vi phạm "đạo đức nghề nghiệp", mà đứng yên thì chịu áp lực về doanh số với CTCK… Thị trường đang thử thách một cách ghê gớm sức chịu đựng của các broker.

Về vấn đề thu nhập, giám đốc một CTCK cho biết, để đảm bảo duy trì đội ngũ nhân sự, công ty có thể sẽ phải cắt giảm thu nhập của nhân viên, khoảng 20 - 30% so với trước đây. Đại diện một CTCK lớn tại Hà Nội, mỗi CTCK có những chính sách riêng về nhân sự. Khi thị trường lình xình thì Công ty sẽ tập trung đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên. Thị trường có lúc thịnh, lúc suy, nhưng nhìn một cách tổng thể thì vấn đề giữ chân người tài là hết sức quan trọng, nhất là các broker giỏi.

Broker đã từng được xem là nghề thời thượng khi có thu nhập thuộc hàng cao nhất trong xã hội và thu hút hàng nghìn người hành nghề môi giới chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Đây cũng là một nghề ngoài kiến thức, đòi hỏi tính trung thực, biết lắng nghe và bản lĩnh đương đầu với thị trường khi xảy ra các biến cố. Khi TTCK phát triển mạnh cũng là thời điểm các CTCK bước vào cuộc chạy đua tìm kiếm các broker  "đẳng cấp",  nhiều CTCK đã phải làm đủ mọi chiêu để "câu kéo" broker tài giỏi như trả lương hậu hĩnh, thưởng cổ phiếu… Điều này trái với thực tế hiện nay, khi thị trường sụt giảm đáng kể, giá trị giao dịch thấp…, các broker bị đặt vào một vị thế khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường có 105 CTCK đang hoạt động. CTCK nào không có những hợp đồng tư vấn, bảo lãnh phát hành mà chỉ trông vào doanh thu từ phí môi giới và tự doanh đều rơi vào tình thế rất khó khăn. Còn với các NĐT, điều mà họ trông đợi các broker là không chỉ có trình độ cao, mà đạo đức kinh doanh, lòng nhiệt tình cũng như thái độ ứng xử với nhà đầu tư sẽ ngày càng được nâng cao. TTCK đang có diễn biến không thuận lợi, nhưng ở khía cạnh nào đó, đây cũng là dịp để CTCK tái cơ cấu lại đội ngũ nhân sự, chuẩn bị nhân lực tốt cho những bước phát triển tiếp theo.

Hải Vân

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   TRI: Giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tục (26/08/2010)

>   "Kỳ vọng vào NĐT mới và sự gom hàng tại vùng đáy của các tổ chức" (25/08/2010)

>   Thị trường ngày 26/08 và góc nhìn CTCK (25/08/2010)

>   Hai yêu cầu khó khả thi với CTCK (25/08/2010)

>   Dòng tiền "cạn" khiến thị trường lao dốc không phanh (25/08/2010)

>   UPCoM-Index giảm xuống 45,72 điểm (25/08/2010)

>   Thông tư 13 có đáng ngại? (25/08/2010)

>   EuroCapital đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ NĐT (25/08/2010)

>   TTCK: Khi nào xuất hiện tín hiệu dòng tiền trở lại? (25/08/2010)

>   Làm giá sẽ chùn tay? (25/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật