Thứ Hai, 09/08/2010 17:49

Nghịch lý thị trường

TTCK đang tồn tại một nghịch lý: dù kết quả kinh doanh của các DN niêm yết hết sức khả quan nhưng TT vẫn chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt, CP của các DN làm ăn hiệu quả thường giảm giá hoặc đi ngang, còn CP của các DN làm ăn thua lỗ lại tăng giá

Chuyện gì đang xảy ra?

Tích đến hết tháng 7 đã có gần 300 DN niêm yết nộp báo cáo tài chính quý  II cho  HOSE và HNX. Chỉ có 15 DN lỗ trong quý II và 24 DN lỗ lũy kế 6 tháng. Trong danh sách các DN thua lỗ, tiếp tục xuất hiện những tên tuổi thường xuyên lỗ và tiếp tục thua lỗ trong quý II là VKP, TRI, KDC, FPC, HPC, BAS, MHC, TTC, VTA, TYA...

Phần lớn các DN có được kết quả tốt, trong đó có không ít DN còn vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau nửa năm hoạt động: DPM (vượt 1 1 ,5 tỷ đồng so với kế hoạch năm 1 .007 tỷ đồng) , CMC (vượt 6%), NBP (vượt 1 78%), VNI (vượt 16,8%), CFC (vượt 33%), BTP (vượt 7%)...

Thế nhưng, thông tin về kết quả kinh doanh của các DN niêm yết không còn được nhiều NĐT quan tâm. Thậm chí, nhũng biến động  tích cực trên TTCK không đủ sức nâng đỡ thị trường Việt Nam phục hồi, trái lại tâm lý thận trọng lại khiến các chỉ số liên tục giảm dần đều nhưng thanh khoản lại không có dấu hiệu cải thiện mỗi khi thị trường giảm. Nhiều NĐT đang ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì xảy ra trên thị trường. Ngay cả khối ngoại, dù duy trì trạng thái mua ròng cũng trở nên thận trọng và hạn chế giao dịch trước nhũng diễn biến của thị trường thời gian gần đây.

Theo ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành và phân tích CTCK TPHCM, tâm lý chung trên thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đó là sự lo ngại về nguồn cung và sự pha loãng cổ phiếu cộng với những lo ngại về tình hình vĩ mô, trong đó có xu hướng biến động trung hạn của VNĐ và khả năng chu kỳ lãi suất sẽ sớm chạm đáy. Bên cạnh đó, nhũng thông tin về Vinashin và Nghị định 13 trong ngành ngân hàng cũng tác động không tốt đến tâm lý NĐT. Đây không phải những vấn đề mới nhưng có lẽ cho đến gần đây nhiều NĐT vốn cho rằng lãi suất có thể sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã giảm đi phần nào trong những tuần qua do nhũng sự kiện diễn ra trên thị trường tiền tệ cũng như thị trường trái phiếu, và có lẽ đây chính là nhân tố quan trọng nhất đẩy VN - lndex xuống dưới mốc 500 điểm.

Dù vậy, khi nhìn sâu vào diễn biến tổng phiên giao dịch, sẽ dễ dàng nhận thấy không có sự hoảng loạn nào của NĐT khi các chỉ số chỉ giảm nhẹ qua mỗi phiên. Điều đó cho thấy phần đông NĐT bán ra do nhu cầu tiền mặt hoặc thực hiện lệnh bán mang tính kỹ thuật cắt lỗ. Ngoài việc giá trị của các cổ phiếu đã ở mức hợp lý, nhiều khả năng các DN niêm yết sử dụng lợi nhuận bất thường để làm tăng lợi nhuận thông qua việc ghi nhận các khoản lợi nhuận trước đây nhưng chưa được đưa vào sổ sách.

Bất thường cổ phiếu lỗ

Trước diễn biến không mấy khả quan của thị trường khiến cổ phiếu của các DN làm ăn hiệu quả cũng không thể tăng giá, vẫn có không ít cổ phiếu của các DN làm ăn bết bát lại liên tục tăng giá. Điển hình là mã TRI. Quý 11 năm nay TRI tiếp tục thua lỗ 1 9,9 tỷ đồng, lũy kế lỗ 6 tháng gần 40 tỷ đồng. Tính ra TRI đã thua lỗ liên tiếp tứ quý IV- 2008, nhưng ngay khi được niêm yết trở lại vào cuối tháng 6 mã TRI đã tăng 40% giá trị chỉ trong vòng 2 tuần.

Tương tự là trường hợp của VKP với khoản lỗ hơn 12 tỷ đồng trong quý  II vừa qua  (lũy kế 6 tháng lỗ 16,48 tỷ đồng) nhưng mã cổ phiếu này vẫn có nhiều phiên tăng trần trong thời gian gần đây.

Quý II VFC lỗ thuần 1,06 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm lỗ 2,26 tỷ đồng nhưng VFC vẫn có 6 phiên tăng trần, từ mức giá 24.000 đồng lên 38.000 đồng trong nửa cuối tháng 7 vừa qua.

TTC lỗ 2 tỷ đồng trong quý II, lũy kế 6 tháng công ty lỗ 3,68 tỷ đồng. Đây là quý thứ 3 liên tiếp DN này thua lỗ nhưng TTC vẫn có thể tạo sóng khi leo từ mức giá từ mức giá 8.800 đồng lên 16.000 đồng trong tháng 7 vừa qua.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tượng giá cổ phiếu của các DN có kết quả kinh doanh lỗ sâu mà giá vẫn tăng chứng tỏ sự kỳ vọng của NĐT về lợi nhuận của DN đó trong tương lai. NĐT có thể mua cổ phiếu có kết quả kinh doanh không tốt nếu cổ phiếu này có thị giá hợp lý. Năm 2010, khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, kết quả kinh doanh của các DN này có thể sẽ phục hồi nhanh chóng.

Ngoài yếu tố khách quan này, trên thực tế có rất nhiều DN lỗ liên tiếp nhưng qua nỗ lực phấn đấu tỷ lệ lỗ của họ đã giảm dần. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của họ đã từng bước khá hơn, do đó triển vọng về cổ phiếu ấy vẫn rất lớn. Tuy nhiên, sự kỳ vọng đôi khi chỉ thuần túy ở góc độ đầu cơ và NĐT khi đầu tư vào cổ phiếu có kết quả kinh doanh lỗ cũng phải hết sức thận trọng. Nếu như mức lỗ của DN trong quý sau không giảm so với quý trước, NĐT cần tỉnh táo xem lại có nên nắm giữ các cổ phiếu nãy hay không.

Trên thực tế không ít DN niêm yết đang được đều hành bởi người của gia đình hoặc người của những tập đoàn nắm cổ phần chi phối. Họ có thể thao túng, biến lãi thành lỗ kéo dài nhằm làm cho NĐT bên ngoài chán nản, bán tháo, đẩy giá cổ phiếu xuống thấp để cổ đông nội bộ tận dụng thu gom, gia tăng tỉ lệ sở hữu nhằm chiếm quyền kiểm soát.

Trương Hải

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Bluechips: Hiện tại và tương lai (09/08/2010)

>   UPCoM-Index mất mốc 50 điểm (09/08/2010)

>   Ảm đạm chợ OTC (09/08/2010)

>   Việt kiều được đăng ký là NĐT trong nước (09/08/2010)

>   Thị trường ngày 09/08 và góc nhìn từ CTCK (09/08/2010)

>   Theo sóng Elliott, VN-Index sẽ về đáy 460 điểm (08/08/2010)

>   Cổ phiếu bất động sản vẫn là mối quan tâm lớn (08/08/2010)

>   Thị trường chứng khoán: Cung vượt cầu   (08/08/2010)

>   Tăng giờ giao dịch, bao nhiêu là đủ?  (07/08/2010)

>   Cơ hội cho đầu tư giá trị  (07/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật