Bluechips: Hiện tại và tương lai
Những tưởng việc đầu tư vào blue chips có thể giúp NĐT bảo toàn vốn trong thời điểm thị trường khó khăn nhưng thực tế diễn ra ngược lại. Nhiều người bị thua lỗ do đã đặt quá nhiều niềm tin vào blue chips, blue chips đang trở nên mất giá ngay cả với những NĐT có tầm nhìn dài hạn.
Thua lỗ vì blue chips
Tính riêng tháng 7/2010, VN lndex giảm khoảng 3% điểm số, nhưng hàng loạt blue chips lại giảm giá khoảng 10%, lớn hơn cả tỷ lệ chung: VCB từ 4.1 xuống 3.7, PPC từ 1.6 xuống 1 .4, SAM từ 2.8 xuống 2.5...
Một chuyên gia đã phát biểu rằng sở dĩ NĐT thua lỗ vì chỉ muốn nắm giữ blue chips ngắn hạn. Nhưng thực tế với trường hợp của GMD, nắm giữ càng lâu thua lỗ càng nặng. Giai đoạn đầu tháng 5, vùng giá 7.5 được xem là hấp dẫn đối với GMD. Nhưng khi cả thị trường đều chỉnh, GMD cũng gầm một mạch xuống mức 6.0. Tại mức giá 6.0 CP này tăng trở lại hơn 10% nhưng sau đó lại tiếp tục giảm xuống 5.4 vào cuối tháng 7.
Cũng cần nói thêm, những ngưỡng hỗ trợ của blue chips trong thời gian vừa qua đều được cho là mạnh nhưng thực tế đã bị xuyên thủng rất dễ dàng, GMD chính là ví dụ tiêu biểu nhất. Trong tháng 4, khi VN lndex có một số đợt sóng, GMD tăng rất chậm, nhưng khi giảm giá lại không thua kém bất kỳ CP nóng nào, ảnh cơ trong vòng 3 tháng GMD giảm giá khoảng 30%.
Một trường hợp tương tự GMD là DIG, so với hồi đầu tháng 7, CP này hiện đã giảm gần 20%. Chính DIG đã tiến hành mua CP quỹ và công ty con của DIG cũng tiến hành giao dịch CP này, nhưng tất cả đều không thể kéo giá CP tăng được.
Giữa tháng 5, FPT tạo đáy 5.9, và từ đó đến nay CP này là blue chips hiếm hoi đi ngược với xu hướng thị trường khi tặng giá hơn 30% lên gần 8.0. Không như những đợt tăng giá trước của FPT được NĐT rất chú ý, lần này nhiều người vì tỏ ra quá thận trọng nên đã bỏ lỡ cơ hội.
Một NĐT cho biết, FPT đã trải qua một thời gian dài lình xình, bên cạnh đó, việc thị trường chung diễn biến không thuận lợi nên không mấy ai tin CP này có thể tăng bền bỉ như vậy. Mua vào trúng blue chips giảm giá, bỏ qua blue chips có sóng mạnh, có lẽ là tình cảnh chung của nhiều NĐT trong giai đoạn vừa qua.
Những blue chips trụ được
Blue Chíp là CP những công ty mang tầm vóc quốc gia, có nền tảng tốt và các chỉ số tài chính lành mạnh. Trong những đều kiện khó khăn, CP blue chips vẫn có thể đem lại lợi nhuận ở mức ổn định cho NĐT. Và đương nhiên, biến động của blue chips sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biến động của các chỉ số CK. Nếu dựa vào các tiêu chí này để so sánh, không nhiều mã CP trên TTCK Việt Nam hiện nay đạt chuẩn blue chips thật sự.
Nhóm blue chips trên TTCK Việt Nam phần lớn tập trung ở các ngành ngân hàng. CK, bất động sản. 3 ngành này có những lúc lãi lớn nhưng cũng có lúc thua lỗ trầm trọng. Điển hình như trường hợp của ngành CK, đã gặp rất nhiều thách thức sau nửa năm.
KLS (CTCK Kim Long), một blue chips tại HNX lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm 2010 bị âm. Ít nhất cho đến lúc này KLS đã không đạt được tiêu chí về sự ổn định , và khả năng vượt khó để đem lại lợi nhuận cho cổ đông.
Hay như nhóm CP ngân hàng, tình hình kinh doanh khá ổn định, còn nhiều tiềm năng nhưng lượng CP khổng lồ vì liên tục chia tách, tăng vốn, đã làm giảm sức bật đáng kể về thị giá. Bên cạnh đó không nhiều blue chips đạt được tiêu chí về việc chia cổ tức ổn định.
Đối với những blue chips thuộc ngành sản xuất, có hai cái tên tiêu biểu: FPT và VNM. Thời gian qua, VNM là một trong những CP giữ giá tốt nhất. Ngày 13-8 tới đây là ngày giao dịch không hưởng quyền của CP này để nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%. Với số lượng CP lưu hành lên đến hơn 353 triệu đơn vị, tổng số tiền chi trả cổ tức của VNM lần này sẽ vào khoảng 1.050 tỷ đồng. Giả sử nhữnng cổ đông của VNM dùng số tiền này tiếp tục giải ngân, TTCK cũng đón nhận được hơn 1 .000 tỷ đồng - con số không nhỏ.
Vì blue chips có mệnh giá gần như cao nhất thị trường hiện nay, số lượng NĐT tiếp cận với CP này vẫn chưa nhiều so với những blue chips chỉ có giá từ 1 .0-2.0. Bên cạnh đó, thanh khoản của VNM cũng không thực sự lớn, thời gian gần đây chỉ vào tầm 50.000-100.000 đơn vị mỗi phiên.
Do vậy đến thời điểm này VNM vẫn mặc nhiên được xem là blue chips tiêu biểu trên thị trường và hầu hết đều đồng tình với quan điểm này. Cũng tương tự VNM. FPT tiếp tục cho thấy tình hình kinh doanh ổn định của mình trong những năm vữa qua và nếu giở lại biếu đồ của CP này hơn 1 năm qua, cho dù có nhiều giai đoạn lình xình nhưng xu hướng chung vẫn là tăng giá. Việc CP này nổi sóng trong thời gian vừa qua vẫn là dấu hỏi cho nhiều NĐT, nhưng chí ít cũng cho thấy được “vai vế” blue chíp của mình.
Thị trường luôn luôn đúng, thế nên các DN có CP được xem là blue chips trên sàn cần xem lại chính mình trước khi trách cứ thị trường, trách cứ “đội lái” hay những yếu tố khách quan khác đã khiến CP mình không thể tăng giá.
Đại Ngàn - Lê Phước
SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
|