Thứ Sáu, 04/06/2010 09:53

Cần bộ luật “bảo hiểm niềm tin”

Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, những gì liên quan đến đồng tiền luôn được coi là nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Thực tiễn đã minh chứng rằng sự sụp đổ của một (hoặc cả hệ thống ngân hàng) đều xuất phát từ một căn nguyên cơ bản là sụp đổ lòng tin.

Bởi vậy, để niềm tin trong lĩnh vực tiền tệ không rơi vào khủng hoảng, từ lâu trên thế giới đã sinh ra một dịch vụ gọi là “bảo hiểm tiền gửi” (BHTG). Không cần lý giải thì ai cũng biết BHTG là “bảo hiểm niềm tin”. Nói cụ thể hơn nó tạo dựng niềm tin cho cả người gửi tiền lẫn người nhận tiền gửi (ngân hàng).

Nhiều người coi BHTG là “bà đỡ” vững chắc, nhờ nó cả người gửi tiền lẫn hệ thống ngân hàng đã tránh được những cú rủi ro luôn rình rập. Không nói đâu xa, ngay ở nước ta vào cuối những năm 1990, hàng loạt quỹ tín dụng bị đổ vỡ, người dân có nguy cơ mất tiền gửi. Hệ quả là dân mất niềm tin, có tiền tích lũy họ cũng không gửi vào ngân hàng. Trong bối cảnh ấy, BHTGVN ra đời đã trực tiếp “dập tắt đám cháy” đổ vỡ ở gần 20 quỹ tín dụng, tránh nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.

Còn nhìn ra bên ngoài, ở nước Mỹ, tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 200 ngân hàng bị đổ vỡ, nhưng hầu như không gây ra bất ổn về chính trị, xã hội nào do được TCty BHTG liên bang bảo vệ.

BHTG có tác dụng to lớn như vậy nên nhiều nước đã có những bộ luật đồ sộ, vô cùng chặt chẽ điều chỉnh hoạt động này và nó đang được vận hành hữu ích trong nền kinh tế thị trường đầy bất trắc. Vậy nhưng ở nước ta, những quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động này lại đang vừa thiếu vừa yếu, bộc lộ sự lạc hậu so với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay.

Trớ trêu là bất cập lớn nhất lại nằm ngay ở chính “thân phận” pháp lý của tổ chức BHTG chưa rõ ràng. Ấy là chưa nói đến việc pháp luật về bảo vệ người dân sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng hiện vẫn còn những khoảng trống. Những điểm yếu này càng trở nên mong manh và bất ổn trong bối cảnh nền tài chính tiền tệ có thể chịu nhiều áp lực và rủi ro từ những biến thái kinh tế khó lường cả trong và ngoài nước.

Hệ thống tài chính ngân hàng nước ta đang và sẽ có những bước phát triển nhảy vọt. Song trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, sự bùng nổ này chịu tác động và chi phối của nguyên tắc “bình thông nhau”. Điều đó có nghĩa là sẽ gia tăng nguy cơ rủi ro trong lĩnh vực đầy nhạy cảm này. Và như đã nói để gia tăng niềm tin thì lĩnh vực tài chính tiền tệ phải có một “cây gậy” pháp lý đủ mạnh.

Riêng hoạt động ngân hàng sẽ được vận hành trong một hành lang pháp lý vững chắc là Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi sắp được Quốc hội thông qua. Còn với vai trò là “bà đỡ” cho người gửi tiền và một “cái van an toàn” cho hệ thống ngân hàng thì BHTG càng phải có một địa vị pháp lý vững chắc để tạo dựng lòng tin. Bởi vậy, BHTG cấp bách phải được vận hành trong một bộ luật đủ mạnh - bộ luật “bảo hiểm niềm tin”!

Đình Chúc

lao động

Các tin tức khác

>   Triển khai bảo hiểm nông nghiệp, không dễ! (03/06/2010)

>   Xây dựng Luật BHTG: Người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn (02/06/2010)

>   Bảo hiểm lấy đà tăng tốc (01/06/2010)

>   Hơn 2.800 tỷ đồng bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat-1 (01/06/2010)

>   M&A ngành bảo hiểm: Sẽ có sóng! (27/05/2010)

>   “Chua” như bồi thường bảo hiểm (27/05/2010)

>   “Hàng nhái” trên thị trường bảo hiểm (25/05/2010)

>   DN bảo hiểm loay hoay tránh lỗ nghiệp vụ chính  (22/05/2010)

>   Sẽ còn sửa đổi quy định về bảo hiểm thất nghiệp (21/05/2010)

>   Kinh doanh bảo hiểm: Thanh tra đụng đâu sai đấy (17/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật