Thứ Sáu, 21/05/2010 09:54

Giá chứng khoán đã đủ rẻ?

VN-Index ngày 20.5 đã đảo chiều đột biến trong bối cảnh sức ép tâm lý ngày càng gia tăng trước những tác động xấu từ bên ngoài. Đây là phiên có mức dao động lớn nhất kể từ đầu năm.

VN-Index ngược dòng

Diễn biến tăng gần 1,74% lúc đóng cửa và mức dao động chênh lệch tới 4,54% ngay trong phiên rất bất ngờ khi không có thông tin hỗ trợ nào từ TTCK thế giới.

Đêm 19.5, TTCK toàn cầu tiếp tục sụt giảm và ngày 20.5, TTCK Nhật đóng cửa với mức giảm tới 1,54%. Tuy nhiên, những nỗ lực mua vào đã chặn đà giảm của VN-Index, thậm chí tạo nên một phiên đảo chiều đáng kinh ngạc.

Mức giảm thấp nhất của chỉ số ngày 20.5 là 481,8 điểm, dừng ngay trước ngưỡng hỗ trợ quan trọng 480 điểm vốn là mức thấp nhất hồi tháng 1 vừa qua. Nhóm CP tài chính phiên này đặc biệt mạnh như SSI, STB tăng giá ngay khi mức sụt giảm của VN-Index tới gần 13 điểm. Hai CP này phát tín hiệu ngược dòng và có sức lan tỏa mạnh sang các CP lớn khác, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Nhìn chung lực đẩy chính của VN-Index phiên này đến từ nhóm blue-chips với mức tăng bình quân trên 2% trong khi các CP nhỏ chỉ tăng khoảng 0,7%.

Nếu nhìn nhận thị trường giảm điểm trong 2 ngày gần đây do tâm lý của NĐT hơn là do các rủi ro về vĩ mô và định giá CP thì khi giảm tới một mức độ đủ rẻ, dòng tiền quay lại giải ngân mạnh tại vùng hỗ trợ là điều dễ hiểu. Rất nhiều CP lớn thời gian qua chưa tăng giá nhiều nhưng lại sụt giảm đáng kể 9 phiên gần đây.

Theo nhận định của CTCK VNDirect, VN-Index nhiều khả năng tạo đáy tại 480 điểm trên nền tảng tăng giá của các blue-chips tại vùng hỗ trợ này.

"Phao" vĩ mô

Phiên giao dịch ngày 20.5 khá đặc biệt trong bối cảnh kỳ họp Quốc hội bắt đầu. Các định hướng lớn của nền kinh tế trong thời gian còn lại của năm sẽ được mổ xẻ.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định một trong những trọng tâm chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ năm 2010 là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5%. Chính phủ sẽ chỉ đạo áp dụng các biện pháp kinh tế, trước hết là các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thị trường mở... để giảm dần mặt bằng lãi suất. Bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2010 khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20% so với năm 2009.

Báo cáo giám sát của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cũng đánh giá mức thắt chặt chính sách tiền tệ như trong thời gian qua quá mạnh đã gây nhiều khó khăn cho DN.

Quan điểm của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Viết Ngoạn cho rằng, với khả năng kiểm soát lạm phát khoảng 8% trong năm nay mà lãi suất huy động trên 10% là không hợp lý. Để giảm lãi suất thấp hơn hiện nay, căn cứ vào tín hiệu thị trường để giảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ thêm một chút nữa, nhằm giúp nền kinh tế có tính thanh khoản tốt hơn.

Cho đến nay công cụ thị trường mở được sử dụng chủ yếu. Theo thông tin từ CTCK Thăng Long, ngoại trừ những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5, các ngày giao dịch trong tháng 5 liên tục chứng kiến sự bơm ròng thông qua hoạt động thị trường mở của NHNN. Tính đến hết ngày 15.5, lượng tiền bơm ròng từ đầu tháng là gần 30 ngàn tỉ đồng.

Báo cáo ngày 19.5 cũng cho thấy trong hai ngày đầu tuần, lượng tiền bơm ròng qua hoạt động thị trường mở là 1.724 tỉ đồng. Lãi suất qua đêm bình quân liên NH giảm nhẹ về mức 6,99%, giảm nhẹ so với mức xấp xỉ trên 7% của tuần trước.

Thông tin từ NHNN khẳng định với kênh Bloomberg hôm 13.5, cho biết đã mua khoảng 1 tỉ USD trong tháng 4, tương ứng với việc cung tiền đồng ra. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ đang được nới lỏng trong tháng 5.

Một điểm khác biệt trong đợt điều chỉnh khá mạnh đang diễn ra trên TTCK là nguyên nhân chủ yếu đến từ bên ngoài. Đa số các báo cáo phân tích vĩ mô của các tổ chức trong nước đều nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế 2010 là khả quan, dù mức lạm phát đã được Chính phủ điều chỉnh tăng chút ít so với kế hoạch đầu năm.

Phiên đảo chiều ngày 20.5 diễn ra khá đặc biệt trong bối cảnh các thông tin vĩ mô sẽ được công bố tập trung trong tuần tới. Câu hỏi lớn về lực đỡ vĩ mô có đủ mạnh để nâng đỡ TTCK trong nước trước các biến động từ bên ngoài sắp có lời giải. Có lẽ thị trường cần một thông điệp mạnh mẽ hơn từ các tín hiệu chính sách.

Tỉ giá sẽ tiếp tục ổn định trong 3-6 tháng tới

Báo cáo vĩ mô vừa công bố của CTCK HSC dành cho NĐTNN nhận xét tỉ giá VND/USD sẽ tiếp tục ổn định trong 3-6 tháng tới.

“Chúng tôi dự báo khả năng giảm giá tiền đồng trong thời gian còn lại của năm nay sẽ không quá 0,8%, một mức thực sự thấp”, báo cáo viết.

Theo HSC, hai tháng gần đây tỉ giá liên ngân hàng và trên thị trường tự do đều giao dịch dưới ngưỡng trần của tỉ giá chính thức, một tín hiệu rõ ràng rằng thị trường ngoại hối cân bằng về cung cầu.

Hoàng Nguyên

lao động

Các tin tức khác

>   PVFC hợp tác với VNIC và SDFC (21/05/2010)

>   Nghịch cảnh chứng khoán (21/05/2010)

>   Áp lực giải chấp và tâm lý bất ổn (21/05/2010)

>   Chứng khoán bấp bênh vì đòn bẩy tài chính (21/05/2010)

>   Nỗi lo nguồn vốn đầu tư  (21/05/2010)

>   ITL liên doanh mở kho vận với Tanimex (20/05/2010)

>   Áp lực giải chấp cổ phiếu (20/05/2010)

>   CTM đã “bán trắng” dự án mỏ đá trắng? (20/05/2010)

>   Vẫn còn nhiều lấn cấn (20/05/2010)

>   Thời và thế trong xác định giá trị doanh nghiệp (20/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật