Thứ Năm, 20/05/2010 11:52

Mua bán cổ phần tại Công ty Du lịch Tiền Giang:

Vẫn còn nhiều lấn cấn

Vụ mua bán cổ phần tại Công ty Du lịch Tiền Giang nếu so với nhiều trường hợp cổ phần hóa thì không lớn về mặt giá trị. Tuy nhiên, vụ việc này lại phản ánh những bất cập trong việc định giá doanh nghiệp cổ phần hóa - vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm từ mấy năm nay.

Thứ nhất là về thương hiệu. Thực ra, vào thời điểm chuẩn bị cổ phần hóa Công ty Du lịch Tiền Giang, trước năm 2005, đã có quy định thừa nhận giá trị thương hiệu là một trong những loại tài sản được đưa vào giá trị doanh nghiệp (cổ phần hóa).

Cụ thể, Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ và sau đó là Thông tư 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định “Trường hợp doanh nghiệp có giá trị thương hiệu... thì căn cứ vào giá trị thương hiệu đã phản ánh trên sổ kế toán hoặc giá trị được thị trường chấp nhận để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa”.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn loay hoay, không thể thực hiện vì thiếu quy định hướng dẫn về phương pháp xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Chỉ đến năm 2007, tại Thông tư 146/2007/TT-BTC Bộ Tài chính mới chính thức quy định phương pháp xác định giá trị thương hiệu. Đại ý, giá trị thương hiệu được xác định ở đây là toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp để xây dựng, phát triển thương hiệu (ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí cho sáng chế, chi phí bảo vệ nhãn mác...).

Cách xác định này đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn vướng. Bởi về bản chất, giá trị thương hiệu không phải nằm ở chi phí doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu. Tốn nhiều chi phí nhưng kém hiệu quả thì cũng khó mà tạo dựng được thương hiệu.

Vậy, những doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhưng hiệu quả cao chẳng lẽ không có giá trị thương hiệu? Mặt khác, quy định trên lại có phần mâu thuẫn với một số văn bản khác, chẳng hạn như chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QÐ-BTC của Bộ Tài chính. Nếu căn cứ vào chuẩn mực này thì thương hiệu không được ghi nhận là tài sản.

Thứ hai là về giá trị đất. Theo quy định trước đây, nếu chọn phương pháp xác định theo giá trị sổ sách để tính giá trị doanh nghiệp thì một số loại tài sản sẽ được loại trừ, trong đó có đất thuê.

Dựa vào quy định này, để tránh đưa giá trị đất vào tài sản doanh nghiệp người ta lách bằng cách chuyển sang hình thức thuê đất trước khi tiến hành cổ phần hóa. Bởi vậy, có trường hợp như Công ty Intimex mặc dù đang quản lý 1,2 triệu mét vuông đất, trong đó có hàng ngàn mét vuông đất tại các khu vực đắc địa ở Hà Nội nhưng khi cổ phần hóa cách đây mấy năm, vì là đất thuê nên giá trị chỉ được xác định bằng 0.

Nghị định 109/2007/NĐ-CP đã khắc phục được phần nào kẽ hở này, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm đáng bàn. Theo đó, đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp, còn đất giao thì tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Vấn đề là giá đất và tiền thuê đất do chính quyền địa phương quy định để làm cơ sở tính toán vẫn còn quá thấp so với giá thị trường. Đây chính là một kẽ hở gây thất thoát lớn.

Ngoài ra, việc loại trừ một số loại tài sản khác vào giá trị doanh nghiệp cũng có thể bị lợi dụng dẫn đến gây thất thoát. Chẳng hạn: đất thuê trả tiền hàng năm; tài sản thanh lý...

Rất tiếc, về những vấn đề này trong dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần được Bộ Tài chính soạn thảo vẫn giữ nguyên so với Nghị định 109, chưa có cách tiếp cận mới để khắc phục.

Nguyên Tấn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thời và thế trong xác định giá trị doanh nghiệp (20/05/2010)

>   Thị trường trượt dốc vì đòn bẩy tài chính (20/05/2010)

>   Thị trường giảm sâu (20/05/2010)

>   Người lao động được mua cổ phần giảm giá (20/05/2010)

>   Khó cấm sử dụng cộng tác viên môi giới (19/05/2010)

>   Nín thở với cổ phiếu titan (19/05/2010)

>   ICG: Dự án B14 Kim Liên bị tố tự ý 'đẻ' thêm tầng (19/05/2010)

>   BVSC thay đổi logo và hệ thống nhận dạng thương hiệu mới (19/05/2010)

>   Blue-chip: Thoái trào sau chia tách (19/05/2010)

>   Cổ phiếu làm giá: Cơ quan quản lý ở đâu? (19/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật