Thứ Tư, 03/02/2010 09:07

Đừng quá trông chờ vào T+2

Có lẽ thị trường lình xình vào gần dịp Tết Nguyên đán quá lâu, không tạo ra lợi nhuận nên nhiều NĐT bắt đầu trông chờ vào phương thức thanh toán T+2 để hy vọng một sự thay đổi về tâm lý, giúp thị trường lên giá.

Nhiều người cho rằng, phương thức T+2 được đưa vào sẽ rút ngắn thời gian thanh toán, nên không chỉ cải thiện được tính thanh khoản mà còn giúp NĐT mua bán nhanh tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, người ta có cảm giác phương thức T+2 như một cứu cánh cho các NĐT.

Thực tế, phương thức thanh toán T+2 không mang lại điều gì ngoài việc làm cho đồng tiền quay vòng nhanh hơn, tính thanh khoản tốt hơn và công ty chứng khoán sẽ thu được nhiều tiền môi giới hơn. Nếu không dự đoán tốt những phiên lên xuống trong ngắn hạn, phương thức T+2 không những không mang lại lợi nhuận mà còn có thể làm giảm lợi nhuận cho các NĐT do giao dịch quá nhiều. Hãy thử xem, phương thức T+2 này sẽ ảnh hưởng thế nào và liệu có tìm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn không?

T+2 sẽ gây ra chứng nghiện giao dịch!

Có không ít NĐT cho rằng, nếu không lên sàn thì thôi, chứ lên sàn rồi thì khó có thể ngồi im mà không mua bán cổ phiếu. Nhiều người còn nói, nếu cho họ mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày, thì họ sẽ mua đi bán lại cả ngày và cảm thấy rất thích thú về điều đó. Phương thức thanh toán giao dịch càng rút ngắn thì các hành vi mua bán cổ phiếu càng tăng lên, do lực hấp dẫn của đồng tiền chi phối. Trong vòng quay tiền - hàng đó, người được hưởng lợi nhiều nhất là các nhà môi giới chứng khoán. Các hành vi mua bán quá nhiều trong một thời gian ngắn trên thị trường người ta gọi là “chứng nghiện giao dịch”. Nghiện về thông tin, nghiện về kiếm lời… sẽ sinh ra mua bán liên tục.

Những phi vụ nhỏ có thể mang lại lợi nhuận, nhưng tổng cộng chung vẫn cứ là thua lỗ. Vì những biến động ngắn hạn là rất khó dự đoán và có độ rủi ro rất cao. Khi một NĐT lên sàn chỉ chú tâm vào những phi vụ nhỏ thì họ sẽ mất đi cái nhìn trung và dài hạn, tức là không thể nhận biết được các xu thế và các mức ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Mà thực tế, những NĐT thành công trong việc ứng dụng phân tích kỹ thuật đều là những NĐT trung và dài hạn.

T+2 không tạo ra lợi nhuận

Theo lý thuyết Thị trường hiệu quả thì khi một quy luật, một thông tin, một biến động… trên thị trường đều được mọi người cùng biết thì sẽ không ai có thể tìm kiếm được lợi nhuận. Tâm lý chung trên thị trường hiện nay vẫn là kinh doanh ngắn hạn. Phương thức thanh toán T+3 đã tạo thành một quy luật lên xuống trên thị trường mà rất nhiều NĐT nhận biết được thông qua ngày “hàng về”. Nhiều người đã vận dụng quy luật này để có thể mua bán trước khi cổ phiếu quay đầu. Nay thời gian thanh toán rút ngắn lại, quy luật mói này sẽ không còn ai được hưởng lợi từ việc mua bán trước cổ phiếu do ai cũng giống ai. Trên thực tế, phương thức thanh toán ngắn lại sẽ chỉ là một yếu tố hỗ trợ cho tính thanh khoản tăng lên trong từng phiên, chứ không phải là yếu tố chính giúp cho thị trường tăng trưởng. Vì lẽ đó mà các NĐT đừng quá trông chờ vào việc áp dụng rút ngắn phương thức thanh toán hiện nay.  

Mai Ly

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Rối quyết toán thuế chứng khoán (03/02/2010)

>   Lời nhiều nhờ... khủng hoảng! (03/02/2010)

>   Thu hút nhà đầu tư ngoại  (03/02/2010)

>   EIB và BMC thông báo họp ĐHCĐ thường niên 2010 (02/02/2010)

>   10 phiên trước Tết trong 9 năm qua  (02/02/2010)

>   Không muốn minh bạch thông tin? (02/02/2010)

>   Ngăn chặn giao dịch “đen” trên thị trường chứng khoán (02/02/2010)

>   Cần giảm thuế thu nhập DN cho kinh doanh chứng khoán (02/02/2010)

>   Cơ cấu lại danh mục đầu tư (02/02/2010)

>   Hoài nghi về cổ phiếu lỗ (02/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật