Thứ Hai, 12/10/2009 08:10

TIC- Tầm nhìn dài hạn vào ngành thủy điện Tây Nguyên

(Vietstock) - Sáng nay 12/10, 16.58 triệu cổ phiếu TIC của CTCP Đầu tư Điện Tây Nguyên giao dịch phiên đầu tiên tại Sở GDCK TPHCM (HOSE). Tuy TIC có quy mô vốn khá nhỏ so các doanh nghiệp trong ngành và hiệu quả kinh doanh còn yếu, nhưng công ty khá hứa hẹn trong tương lai bởi sở hữu nhiều dự án thủy điện rải khắp khu vực Tây Nguyên…

Doanh thu đến từ hoạt động liên doanh

TIC tiền thân là Nhà máy thủy điện IaĐrăng1 trực thuộc Công ty Điện Gia Lai (GEC). Năm 2004, Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng. Đến nay, TIC có số vốn điều lệ 165.83 tỷ đồng, trong đó cổ đông nhà nước nắm 51%.

Hoạt động chính của TIC là sản xuất và kinh doanh điện từ các nhà máy thủy điện. Hiện Công ty đang quản lý và khai thác nhà máy thủy điện IaĐrăng 1 cùng với 05 nhà máy thủy điện liên doanh với Công ty Điện Gia Lai, với tổng sản lượng điện hàng năm đạt trên 100 triệu Kwh.

Dù có một nhà máy thủy điện cho riêng mình, nhưng hầu hết doanh thu và lợi nhuận của TIC đều đến từ các dự án liên doanh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2009, tổng doanh thu bán điện của TIC đạt 5.72 tỷ đồng, nhưng doanh thu thu từ 05 dự án liên doanh chiếm đến hơn 5.07 tỷ đồng. Nhờ đó các liên doanh giúp nâng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.97 tỷ đồng.

Sản lượng điện SX 6 tháng đầu năm của các nhà máy thuộc TIC

 

ĐVT

Chỉ tiêu

Thực hiện

% đạt

Ghi chú

Nhà máy IaĐrăng1

Kwh

3.600.000

1.004.000

27,9

 

Nhà máy IaĐrăng3

"

8.200.000

2.143.000

26,2

 

Nhà máy IaMeur3

"

7.200.000

1.325.000

18,4

 

Nhà máy H'Chan

"

28.000.000

7.185.000

25,7

Chỉ tính phần liên doanh 50% sản lượng

Nhà máy ĐăkPiHao2

"

36.000.000

8.084.000

22,5

 

Nhà máy IaPuch3

"

31.000.000

5.075.000

16,4

 

Tổng cộng

 

114.000.000

24.816.000

21,8

 

TIC không có các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tại các tổ chức tài chính mà chủ yếu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi và vốn góp từ công ty mẹ. Tính đến hết tháng 6/2009, vay dài hạn của TIC khoảng 37.2 tỷ đồng. Hệ số thanh toán nhanh của TIC khá tốt với con số 11.62 lần, tăng 5.16 lần so với cuối năm 2008 và khả năng thanh toán hiện hành đạt 24.83 lần, cao gấp 3 lần so năm  2008.

Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận của TIC có phần giảm so với năm 2008, do 6 tháng đầu năm là thời điểm mùa khô, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều khó khăn. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản chỉ đạt 2.47%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần đạt 7.92%, và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu chỉ bằng 3.04%. Trong khi năm 2008, các chỉ số này đạt lần lượt là 13.36%, 85.56% và 17.89%.

Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng lĩnh vực hoạt động

Kế hoạch kinh doanh chính của công ty trong vòng 03 năm từ 2009 đến 2011 là tập trung vào phần lợi nhuận được chia từ vốn góp ở các nhà máy điện. Cụ thể, năm 2009 công ty có nhà máy thủy điện IaPuch 3 đi vào hoạt động từ đầu năm và nhà máy ĐăkPiHao 2 cũng hoạt động ổn định từ năm nay. Do đó, kế hoạch doanh thu năm 2009 của TIC là 36.2 tỷ đồng, tăng 11.4 tỷ đồng so với năm 2008 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt hơn 31.2 tỷ đồng, tăng 40%.

Năm 2010, doanh thu của TIC dự kiến đạt hơn 50 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng lên trên 47.7 tỷ đồng, do trong năm này dự án liên doanh nhà máy điện H’Mun sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Năm 2011, có thêm hai nhà máy điện mới đi vào hoạt động là Ayun Thượng 1A và Đăk H’Nol, sẽ đẩy doanh thu của công ty tăng lên trên 54 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 50 tỷ đồng.

Đại diện của TIC cho biết, theo chiến lược phát triển đến năm 2012, công ty tiếp tục đầu tư vào các dự án thủy điện mới. Cụ thể, trên cơ sở 06 dự án thủy điện đã hoạt động, TIC sẽ liên doanh với các đối tác để xây dựng thêm 06 dự án mới với tổng công suất 39MW và tổng vốn đầu tư trên 860 tỷ đồng (TIC dự kiến góp hơn 228 tỷ đồng). Như vậy, bình quân mỗi năm TIC có thêm 1 nhà máy thủy điện được hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần làm tăng doanh thu của công ty.

Ngoài ra, TIC hiện đang có kế hoạch liên doanh với Công ty điện Gia Lai và Công ty Cao su Chư Sê để thành lập CTCP Điện – Cao su với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, TIC góp 25% vốn. Công ty mới này có chức năng đầu tư xây dựng các nhà máy điện và trồng cao su, khai thác chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, trồng các loại cây công ty nghiệp...

Trong giai đoạn 2009 – 2013, TIC cũng đặt mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Công ty cũng sẽ góp vốn cùng với Công ty Điện Gia Lai, CTCP Thủy điện Gia Lai, CTCP Phát triển Năng lượng, Công ty TNHH Nhật Minh, CTCP Mía đường – Nhiệt điện Gia lai để đầu tư các nhà máy thủy điện theo kế hoạch đến 2013.

Việc được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian dài là một yếu tố làm tăng lợi nhuận cho công ty qua từng năm. Cụ thể, TIC được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động, đồng thời, được miễn thuế 4 năm và giảm 50% trên mức ưu đãi khi dự án có thu nhập chịu thuế. Dự án thủy điện IaĐrăng I bắt đầu hoạt động từ năm 2002 và cũng từ năm này dự án đã có thu nhập chịu thuế. Như vậy, Công ty liên tiếp được miễn thuế 4 năm, giảm 50% trên mức ưu đãi trong 9 năm tiếp theo và chỉ phải đóng 10% cho 2 năm 2015 và 2016.

Với các tiềm năng trên, TIC được dự báo có tỷ suất lợi nhuận khá cao từ năm 2010 trở đi khi chỉ tiêu lợi nhuận mỗi cổ phần (EPS) có thể đạt khoảng 2,900 đồng/cp. Trong khi đó, với hiệu quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khá yếu (EPS 300 đồng/cp), dù có tăng trưởng mạnh gấp 2-3 lần nửa cuối năm thì TIC vẫn có thể không phải là cổ phiếu dành cho nhà đầu tư ngắn hạn muốn trông chờ lợi nhuận đột biến…

Viết Vinh – Tường Châu

Các tin tức khác

>   ITC sẽ sốt giá cùng nhóm cổ phiếu bất động sản? (10/10/2009)

>   IPO công ty đầu ngành xuất khẩu hạt điều - Pygemaco (09/10/2009)

>   Chờ đợi cổ tức cao từ cổ phiếu dược PMC (09/10/2009)

>   Long Giang Land đẩy mạnh vị thế đầu tư bất động sản (08/10/2009)

>   SRC - "Mảnh ghép săm lốp" cuối cùng chào sàn HOSE (07/10/2009)

>   PHT - Thêm cổ phiếu tăng trưởng cho nhóm ngành thép (28/09/2009)

>   Lao động giá rẻ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (21/09/2009)

>   Ảnh hưởng như thế nào đến ngành cao su Việt Nam? (20/09/2009)

>   Tình hình xuất khẩu 8 tháng và triển vọng 4 tháng cuối năm (14/09/2009)

>   Thị trường chứng khoán tháng 8 và cơ hội tháng 9 (13/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật