Thứ Hai, 17/08/2009 15:58

Ngăn chặn hàng nhập lậu: Phải nâng cao chất lượng hàng Việt

Để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, thì công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có ý nghĩa không nhỏ. Sài Gòn Tiếp Thị phỏng vấn ông Dương Văn Cơ, phó chủ tịch UBND TP Móng Cái, một địa phương có đường biên dài với Trung Quốc.

Ông Cơ nói: Vấn đề là đa số hàng tiêu dùng của Trung Quốc có sự chênh lệch rất lớn về giá cả. Chúng ta phải chấp nhận quy luật thị trường. Biện pháp là quản lý các hàng hoá được nhập, nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Đó là biện pháp thiết thực và lâu dài nhất.

Chúng tôi chứng kiến nhiều kho hàng rất quy mô phía bên kia biên giới. Những kho này đã tồn tại lâu chưa?

Ở khu vực Lạng Sơn thì tôi không nắm rõ, còn ở Móng Cái này thì hàng hoá đưa sang Việt Nam phần lớn từ Quảng Tây, Quảng Châu. Các chủ hàng đánh hàng Trung Quốc về đây và đưa sâu vào nội địa theo đường bộ qua Đông Hưng.

Chúng tôi chưa phát hiện ra những kho hàng khu vực biên giới giáp với Móng Cái.

Cán cân thương mại qua các cửa khẩu Móng Cái như thế nào?

Năm ngoái thương mại song phương qua Móng Cái khoảng bốn tỉ USD, trong đó hơn hai tỉ USD là hàng từ Việt Nam với các mặt hàng chính là than, cao su thô, các loại quặng, hàng nông sản. Việt Nam không có mặt hàng tiêu dùng nào xuất khẩu được sang Trung Quốc. Ở Móng Cái chúng tôi có lợi thế luôn xuất siêu vì xuất hàng thô, còn toàn nhập hàng tiêu dùng của Trung Quốc.

Gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư bao nhiêu vốn vào Móng Cái?

Chúng tôi có 24 dự án FDI trị giá 300 triệu USD, chủ yếu là của Trung Quốc. Họ tập trung vào thương mại, dịch vụ. Hiện nay các trung tâm thương mại lớn là của người Trung Quốc. Ví dụ, ngay tại cửa khẩu có hai trung tâm, bên trong còn nhiều nữa, mà mỗi nơi có vốn đầu tư lên tới gần 50 triệu USD. Theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 1.000 hộ dân người Trung Quốc sang thuê bán hàng ở các trung tâm đó. Trong khi đó, người Việt Nam không thể đầu tư sang Đông Hưng, Trung Quốc vì không có vốn và không cạnh tranh nổi.

Việt Nam chưa cho phép người nước ngoài vào làm bán lẻ, nhưng vì sao ở Móng Cái có nhiều người Trung Quốc bán lẻ đến vậy?

Các dự án đều là trung tâm thương mại nên họ được kinh doanh dịch vụ thương mại, dù chúng ta chưa mở cửa. Chúng tôi đã báo cáo bộ Công thương và được bảo: cứ coi đây là vấn đề phát sinh. Theo luật đầu tư, họ đầu tư rồi, mình không thể dừng, gây ảnh hưởng xấu. Tại chợ của mình, cũng có hàng trăm người Trung Quốc bán hàng. Đó là sự vênh nhau giữa thực tế và chính sách. Ngay trong chợ cũng có người là chủ các cơ sở sản xuất bên Trung Quốc. Họ thuê địa điểm bán hàng để tiện xuất hàng.

Theo ông, việc trao đổi thương mại ở Móng Cái diễn ra như thế nào sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế?

Thực tế là có giảm. Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ bằng 53% so với cùng kỳ. Xuất khẩu 235 triệu USD 37%, nhập khẩu 124 triệu USD bằng 18% cùng kỳ.

Nguyên nhân do tiêu thụ hàng hoá ở Việt Nam cũng chững lại, trong khi các doanh nghiệp nhập cũng khó khăn vì khâu tỷ giá.

Tư Giang

Sài Gòn Tiếp Thị

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu sản phẩm nhựa có tín hiệu phục hồi (17/08/2009)

>   Kiến nghị tách một tập đoàn khỏi Bộ Xây dựng (17/08/2009)

>   Tạo niềm tin cho người tiêu dùng (17/08/2009)

>   Săn ô tô cũ (17/08/2009)

>   Cần những biện pháp đối phó với rào cản khi vào đất Mỹ (17/08/2009)

>   Thị trường bất động sản Hải Phòng hồi phục (17/08/2009)

>   Công bố 33 thương hiệu nổi tiếng đứng đầu các ngành hàng (17/08/2009)

>   Để nông sản Việt Nam không bị rớt giá (17/08/2009)

>   Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam của... nước ngoài (17/08/2009)

>   Nhà máy thủy sản Quảng Ninh đi vào hoạt động (17/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật