Chủ Nhật, 09/08/2009 15:43

Còn quá sớm để nhận định thương mại thế giới phục hồi

Đến nay, ngoại thương toàn cầu đã không còn lao dốc và nguy cơ bảo hộ thương mại cũng đang được chững lại không còn đe dọa dòng chẩy hàng hóa-dịch vụ.

Tuy nhiên, theo ông Pascal Lamy, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giớí (WTO), còn quá sớm để nhận định các biện pháp thúc đẩy tài trợ thương mại có hiệu quả hay không, sau khi sự đóng băng thị trường tín dụng năm ngoái đã làm khô cạn nguồn vốn của các công ty thương mại.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tổng kim ngạch ngoại thương tính bằng USD đã giảm đi một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái. Barry Eichengreen, một sử gia kinh tế ở đại học California, Berkeley, ước tính ngoại thương thế giới đã thu hẹp nhiều hơn trong cuộc khủng hoảng lần này so với trong đại suy thoái.

Gần đây, các số liệu có tiến triển hơn. Thương mại vẫn còn xa mới có thể bùng nổ trở lại, nhưng ít nhất cũng đã ngừng lao dốc. WB thậm chí còn nhìn ra “dấu hiệu tăng trưởng” trong số liệu ban đầu về ngoại thương tháng 6. Bernard Hoekman, giám đốc Vụ ngoại thương quốc tế của WB đã tỏ ra “ít nghi ngờ rằng đà lao dốc của ngoại thương đã chạm đáy.”

Tuy nhiên, thương mại toàn cầu có hồi phục nhanh và ổn định hay không còn phụ thuộc vào việc nhu cầu thế giới tăng có nhanh và bền vững hay không. Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết rằng cuối tháng 7 vừa qua, châu Á đang dẫn đầu về phục hồi trong thương mại toàn cầu, tuy nhiên doanh số thương mại thế giới dự tính giảm 10% trong năm nay. Trước đó, Tổng giám đốc của WTO, ông Pascal Lamy nói tại một cuộc họp báo ở Singapore, nơi ông đang tham dự hội nghị thương mại của nhóm APEC: “Những số liệu của chúng tôi cho thấy, các nước châu Á có thể dẫn đầu về sự phục hồi trong thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, không có chỗ cho bất cứ sự tự mãn nào”.

Các quan chức tại cuộc họp đã đưa ra sự đánh giá lạc quan nhưng đầy thận trọng đối với những triển vọng xuất khẩu của họ. Trung Quốc, nước dẫn đầu niềm hy vọng cho sự phục hồi toàn cầu, cho biết sự sụt giảm xuất khẩu của họ có thể trở nên nhẹ hơn trong nửa cuối năm nay. Báo cáo thương mại thế giới gần đây nhất mà WTO đưa ra hôm 22/7 cho thấy, thương mại tăng 2% trong thực tế năm 2008 sau khi tăng 6% trong năm 2007. Thị phần xuất khẩu của các nước đang phát triển trong thương mại thế giới đã tăng lên mức kỷ lục 38% trong năm 2008. Đức giữ nguyên vị trí nhà xuất khẩu hàng hóa dẫn đầu thế giới vào năm ngoái, với giá trị xuất khẩu 1.470 tỷ đô la Mỹ, lớn hơn một chút so với 1.430 tỷ đô la Mỹ của Trung Quốc.

Nhưng ngoài ra còn hai nhân tố khác. Một là lý do tại sao ngoại thương lại sụt giảm nghiêm trọng như vậy trong năm nay. Nếu nguyên nhân là do nhu cầu thế giới sụt giảm, như hầu hết các nhà kinh tế đều tin như vậy, ngoại thương sẽ khả quan khi nhu cầu hồi phục. Nhưng nếu là do bảo hộ thương mại trên thế giới gia tăng, ngoại thương sẽ chậm thoát khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay. Những số liệu xấu – như các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đã chỉ ra - thường dễ xảy ra hơn là sửa đổi.

Hai là, vấn đề chính trị trong ngoại thương toàn cầu. Các chính phủ sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn để áp đặt các rào cản thương mại vì thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng còn các điều kiện để phát triển thị trường tài chính tiền tệ đã trở nên hạn chế. Các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lặp đi lặp lại lời hứa kết thúc vòng đàm phán thương mại Doha vốn đã diễn ra tới 7 năm và nhiều lần rơi vào bế tắc. Họ đã tự đặt mình trước một thử thách quan trọng khi làm như vậy. Có một thực tế rằng các chính phủ đã bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế như một phần mở rộng tài chính và tiền tệ. Vì thế, điều này đang được thúc đẩy nhu cầu hàng hóa toàn cầu. Nhưng để có sự phục hồi vững chắc trong thương mại, nhu cầu toàn cầu phải phục hồi trên cơ sở động lực của chính nó. Sự thúc đẩy này dẫn đến trao đổi buôn bán của thế giới trong tháng 5/2009 đã giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng các số liệu gần đây cho thấy giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu đã đứng vững kể từ tháng 1/2009 tới nay. Những tiến triển hằng tháng trong xuất khẩu đã tạo ra cảm giác về một tình hình tốt đẹp hơn. Ngân hàng thế giới ước tính giá trị trao đổi mậu dịch của 44 nền kinh tế lớn (chiếm ¾ khối lượng thương mại toàn cầu) đã giảm 7,4% trong tháng 10/2008, và giảm 15,4% trong tháng 11/2008, trước khi đứng vững trong tháng 12/2008 và lại giảm 12,2% trong tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị thương mại đã đứng vững. Các chỉ số khác cũng được cải thiện. Khối lượng chuyên chở hàng nhập khẩu hàng tháng tại các cảng côngtenner lớn ở châu Mỹ đã vượt quá 1 triệu TEU (đơn vị tương đương 20 food) trong tháng 5/2009. Đây là lần đầu tiên trong 4 tháng nay khối lượng vượt quá 1 triệu TEU.

Theo đó, WTO cho biết, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất trong năm 2008, nhập về 2.170 tỷ đô la Mỹ hàng hóa, chiếm 13,2% nhập khẩu toàn cầu, theo sau là Đức với thị phần 7,3% toàn cầu, tức 1.210 tỷ đô la Mỹ. Tổng giá trị nhập khẩu thế giới tăng 15% lên 16.120 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn 345 tỷ đô la Mỹ so với xuất khẩu.

Tuy nhiên, vẫn còn sớm để kết luận thương mại đã phục hồi. Một lý do cho sự giảm nhanh chóng là những người bán lẻ, đứng trước nhu cầu đi xuống, đã giảm hàng dự trữ trong kho của họ. Khi số hàng hóa này hết đi, họ phải đặt đơn đặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu. Điều này phần nào giải thích lý do sự sụp đổ trong thương mại đã kết thúc.

WTO đã phân tích các chính sách thương mại cũng như dòng chảy thương mại thế giới. Cũng có vài trường hợp các nước tăng thuế quan trong khuôn khổ giới hạn của WTO. Mỹ, châu Âu đều đưa ra các hình thức trợ giúp nông nghiệp mới hoặc khởi động lại các chương trình đã dỡ bỏ.

Số vụ kiện chống bán phá giá do các thành viên WTO khởi xướng đã tăng mạnh trong năm 2008, từ mức thấp nhất trong vòng 12 năm đến năm 2007, và tiếp tục ở mức cao trong quý I năm nay.

Nhưng những thay đổi trong chính sách ngoại thương lại không đồng nhất. Một số nước, từ Australia và Trung Quốc tới Ecuador and Paraguay đã chuyển sang hướng tự do hoá thương mại, giảm thuế nhập khẩu hay xoá hàng rào phi thuế quan từ đầu tháng 3/2009. Trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ cũng không dữ dội như khi đầu khủng hoảng. Với các gói kích thích kinh tế đã gần đạt tới mức tối đa, các hàng rào thương mại có thể là một cách hấp dẫn để bảo vệ việc làm. Một số nước có thể tăng thuế quan đáng kể mà không vi phạm các quy tắc của WTO. Và như vậy, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ mở rộng hơn cho phép thương mại phát triển mà không bị sụp đổ. Nếu thương mại mở rộng tồn tại, nó có thể phục hồi nhanh chóng khi kinh tế phục hồi. Nhưng do vấn đề cơ bản của nhu cầu thấp vẫn đang đặt ra cho nền kinh tế thế giới, sự phục hồi trong thương mại có thể phải mất một thời gian nữa.

Đắc Hanh

Công Thương

Các tin tức khác

>   Để có kỹ năng giao tiếp sắc bén hơn (09/08/2009)

>   Tín dụng tiêu dùng Mỹ giảm tháng thứ 5 liên tiếp (08/08/2009)

>   Người tiêu dùng Mỹ và FED sẽ quyết định xu hướng Wall Street (08/08/2009)

>   Hàn Quốc-Ấn Độ ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (08/08/2009)

>   Ngân hàng lớn của Pháp suy giảm mạnh về lợi nhuận (08/08/2009)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống mức 9.4% (08/08/2009)

>   Mỹ rót thêm 2 tỷ USD để thưởng dập xe cũ (07/08/2009)

>   Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô (07/08/2009)

>   HSBC mở rộng tại Trung Quốc  (07/08/2009)

>   Trung Quốc sẽ tiến hành giám sát tăng trưởng TTCK (07/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật