Thứ Tư, 22/07/2009 15:57

Sức mạnh KT của Trung Quốc chi phối bảng xếp hạng Fortune

Các vị trí dẫn đầu đã xáo trộn khi ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc lọt vào danh sách 500 công ty toàn cầu hàng đầu của tạp chí Fortune, song giới phân tích cho rằng sự nổi lên này phản ánh "quyền lực kinh tế" của Bắc Kinh, chứ không phải sức cạnh tranh của các công ty Trung Quốc.

Năm nay, 34 công ty của Trung Quốc đại lục đã lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới xét về doanh thu do Forutne bình chọn, so với 25 công ty năm 2008, trong khi số công ty của Mỹ giảm xuống 140, mức thấp nhất kể từ khi Forune bắt đầu công bố danh sách này năm 1995.

Các doanh nghiệp Trung Quốc không phải là những cái "tên công ty gia đình toàn cầu", nhưng ảnh hưởng của họ như tập đoàn dầu mỏ Sinopec (xếp thứ 10) đang được cảm nhận trên khắp thế giới khi họ "chen lấn" với các công ty khác trong danh sách của Fortune để giành lấy các thương vụ sáp nhập và mua bán doanh nghiệp. Chỉ riêng trong tháng 6/09, Sinopec đã ký được các thoả thuận tại Irắc, Ănggôla và Canađa.

Tuy nhiên, không giống như những nước khác, các công ty Trung Quốc trong danh sách của Fortune đều là những doanh nghiệp quốc doanh, chỉ trừ một trường hợp ngoại lệ là nhà sản xuất thép Shagang Group (được tư nhân hoá hoàn toàn kể từ năm 2004).

Giáo sư Yasheng Huang, công tác tại Trường Quản lý Sloan thuộc Đại học Công nghệ Massachusetts, nói: "Bạn có thể lớn mạnh vì bạn có khả năng cạnh tranh và sản phẩm tốt, hoặc bạn có có sự độc quyền được Nhà nước hậu thuẫn".

Trong khi đó, Nhà kinh tế Zhang Ming, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng bảng xếp hạng của Fortune là dựa trên doanh số bán, nhưng nếu dựa trên lợi nhuận thì số công ty Trung Quốc trong danh sách này có thể giảm. Ông Zhang nói: "Hầu hết các công ty Trung Quốc trong danh sách của Fortune là các doanh nghiệp nhà nước vì họ được hưởng sự độc quyền, các chính sách ưu đãi và vốn nhà nước. Theo ông Zhang, sự độc quyển có nghĩa là họ có thể thu được lợi nhuận một cách dễ dàng.

Theo các nhà phân tích, danh sách của Fortune cho thấy, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh có thể trụ vững trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhờ chính sách bảo hộ của chính phủ, các công ty độc lập, trong đó có nhà sản xuất máy tính Lenovo và công ty bảo hiểm Ping An Insurance, đã bị loại khỏi doanh sách năm nay do làm ăn khó khăn.

Ông Huang cho rằng các công ty nhà nước được bảo vệ và được tiếp cận rộng rãi các nguồn tài của Nhà nước. Sự hỗ trợ này cũng giúp họ tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng toàn cầu, giữa lúc các công ty khó khăn khác bị rớt hạng.

Trung Quốc dự báo kinh tế nước này có thể tăng trưởng 8% trong năm 2009, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - gồm 30 nước phát triển - sẽ giảm 4% trong năm nay.

Nguyễn Trường (Theo AFP)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Các hãng hàng không Mỹ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn (22/07/2009)

>   Tại sao Trung Quốc không sản xuất được đồ hiệu? (22/07/2009)

>   Apple tiếp tục bứt phá (22/07/2009)

>   FDI trên thế giới sẽ phục hồi trong năm 2010 và tăng mạnh trong năm 2011 (22/07/2009)

>   Nhật Bản: Sản lượng thép thô giảm kỷ lục (22/07/2009)

>   BoC: Kinh tế Canađa đã chớm phục hồi (22/07/2009)

>   Coca-Cola tăng lợi nhuận bất chấp suy thoái kinh tế (22/07/2009)

>   Xuất khẩu của Angiêri sang EU và UMA giảm mạnh (22/07/2009)

>   Hàn Quốc sẽ điều chỉnh mức lãi suất siêu thấp theo lộ trình (22/07/2009)

>   Mỹ sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để phục hồi KT (22/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật