Thứ Ba, 18/11/2008 11:26

Nghịch lý kinh doanh bất động sản

Ông bà ta thường có câu “ăn một mình căm tức, làm một mình bực thân” để chỉ những người độc thân, đơn độc trong cuộc sống nhưng với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS), dường như câu nói trên không hoàn toàn đúng.

Cơn sốt BĐS kéo dài mấy năm qua đã đẩy giá nhà đất trên thị trường lên cao chót vót, vượt qua tầm với của biết bao người dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, còn các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thì phát triển không khác gì “nấm sau mưa” với không biết bao nhiêu dự án.

Giờ đây, khi thị trường này đóng băng, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và đối tác của họ là các ngân hàng thương mại đứng đằng sau, lại cho rằng các bộ ngành có thể huy động thành lập một quỹ chung từ 50.000 - 100.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho … thị trường.

Nguồn vốn để thành lập có thể là từ quỹ bình ổn tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, quỹ bình ổn giá cả, quỹ từ thặng dư vốn khi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước...

Trong bài báo “Tìm lối thoát cho bất động sản” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 15-11 thì quỹ chung nói trên như một biện pháp kích thích sức mua của người tiêu dùng thực sự có nhu cầu.

Giá như trước đây, khi thị trường BĐS lên cơn sốt kéo dài, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này ngồi lại với nhau và đề xuất dùng lợi nhuận có được do cơn sốt nhà đất để thành lập quỹ chung phòng ngừa rủi ro cho thị trường sau này nếu có xảy ra thì hay biết mấy. Đằng này, nói theo nghĩa dân dã, họ đã  “ăn” một mình và bây giờ yêu cầu sự hỗ trợ.

Trong bối cảnh ế ẩm của thị trường - xuất phát từ việc đẩy giá nhà đất chót vót lên cao, các nhà kinh doanh này lại "to tiếng" rằng thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nên cần phải tạo cho nó một lối thoát. Việc yêu cầu sự hỗ trợ về tài chính sẽ hợp lý hơn nếu như trước kia, các doanh nghiệp tính toán và chứng minh rằng thị trường lên cơn sốt sẽ tác động xấu như thế nào tới nền kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống người dân, những người có nhu cầu nhà ở thực sự ra sao?

Không chỉ doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà chính các ngân hàng tài trợ vốn đứng sau lưng họ đã “chung tay” đẩy thị trường này phát triển quá nhanh, quá nóng và quá xa với thực chất nền kinh tế. Giờ thì các ngân hàng cho vay bất động sản ôm một cục nợ được liệt vào nợ xấu và cả nhà đầu tư lẫn ngân hàng phải loay hoay lo giải quyết đống nợ xấu này.

Chắc chắn một điều rằng rồi đây, các ngân hàng thương mại cho vay nhiều dự án BĐS cũng sẽ có một kiến nghị gì đó với Ngân hàng Nhà nước để giải quyết nợ xấu, theo hướng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp hay nhà nước cùng chung sức giúp thị trường BĐS, mà thực chất trước tiên là cứu ngân hàng và doanh nghiệp nhà đất.

Hồng Văn

Hôm 17-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thống kê đầy đủ tình hình cho vay đối với các dự án đầu tư bất động sản đang dở dang đến 31-10 và đánh giá rủi ro các khoản cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản hiện nay và các giải pháp trong thời gian tới; dự kiến tỷ lệ nợ xấu đến 31-12 và sáu tháng đầu năm 2009.

tbktsg online

Các tin tức khác

>   Phát triển công nghiệp phụ trợ: DNNVV ở đâu? (18/11/2008)

>   Kế hoạch phát triển DNNVV: Thực tiễn triển khai và kiến nghị (18/11/2008)

>   Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa bị lỗ nặng (18/11/2008)

>   Đại diện Keangnam nói gì về vụ "đặt cược" 100 tỷ đồng? (18/11/2008)

>   Đủng đỉnh giảm giá cước taxi: Đổ lỗi cho kiểm định là không hợp lý (18/11/2008)

>   Niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam (18/11/2008)

>   Giải bài toán thừa lao động (18/11/2008)

>   Đừng “đánh cắp” lòng tin người tiêu dùng (18/11/2008)

>   Hôm nay, ga Sài Gòn bán hơn 1.000 vé tàu Tết (18/11/2008)

>   Thị trường ô tô vào “mùa cao điểm”: Chờ thời... (18/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật