Thứ Ba, 18/11/2008 07:32

Giải bài toán thừa lao động

Khủng hoảng kinh tế ở một loạt cường quốc Châu Âu, Mỹ khiến xuất khẩu của Việt Nam chậm lại. Thông tin từ nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, chế biến gỗ và kinh doanh XNK cho thấy hợp đồng đặt hàng từ Châu Âu, Mỹ đã giảm khá nhiều khiến nhiều doanh nghiệp không hoạt động hết công suất và có nguy cơ không sử dụng hết lượng lao động hiện có của mình.

Ông Hoàng Vệ Dũng - Giám đốc Cty May Đức Giang (Hà Nội) cho biết, nếu trước đây nhiều doanh nghiệp ngành may căng thẳng và luôn thiếu lao động thì hiện tình  hình đang ngược lại. 

Bảo toàn nhân lực đợi thời cơ?

Tình trạng trên là khó tránh khỏi bởi ngành Dệt - May Việt Nam hiện chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Đơn cử với Cty May Đức Giang, với công suất 700 nghìn áo sơmi mỗi tháng và cả 6.000 công nhân làm việc nếu nhìn vào thị trường nội địa thì không thể tồn tại được.

Tương tự ngành Dệt May, một số doanh nghiệp chế biến gỗ ở phía Nam đang tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ cũng gặp không ít khó khăn. Một tập đoàn chế biến gỗ thuộc top 10 doanh nghiệp chế biến gỗ lớn nhất Việt Nam trong một cuộc trao đổi gần đây cũng cho biết: Nếu những năm trước đây, Tập đoàn này thường xuyên ký được nhiều hợp đồng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang Châu Âu để chia sẻ với các doanh nghiệp khác cùng thực hiện thì hiện nay, các nhà máy của chính họ cũng chỉ vận hành hết 60-70% công suất. Tập đoàn nói trên hiện có gần 1 vạn công nhân và năm 2007 xuất khẩu đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng và là doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh và vững. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc sẽ sử dụng lực lượng lao động dôi dư như thế nào, vị chủ tịch tập đoàn cho biết, sẽ tiếp tục đào tạo và duy trì để đợi thời cơ có thể sáng hơn vào năm tiếp theo. Đối với một doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh thì việc duy trì lao động như trên là có thể. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp yếu, nhất là những ngành người đông nhưng chủ yếu là gia công và hiệu quả kinh tế không cao như Da Giày hay Dệt May thì bài toán bảo toàn nhân lực đợi thời cơ không dễ thực hiện - một chuyên gia kinh tế nhận định.

Đối phó cách nào?

Khi thị trường xuất khẩu chậm lại tới độ ì ạch thì nhiều ý kiến cho rằng nên tập trung khai thác thị trường nội địa. Vậy có thể khai thác thị trường nội địa không và như thế nào. Thắc mắc nêu trên đã gặp được sự cảm thông ít lạc quan của nhiều doanh nghiệp. Cũng theo ông Hoàng Vệ Dũng, ở Mỹ, người tiêu dùng thường vào siêu thị và mua cả tá áo sơ mi rồi dùng dần trong vài tháng. Mỗi năm, mỗi người có thể mua như vậy vài lần, còn ở nội địa Việt Nam thì hoàn toàn không có thói quen tiêu dùng đó. Chính vì vậy các doanh nghiệp Dệt May hay Da Giày nếu sản xuất để bán tại nội địa thì chỉ sử dụng hết vài phần trăm công suất sản xuất hiện nay.

Đối với ngành Chế biến gỗ công nghiệp, thị trường nội địa không ưa các mẫu mã sản xuất theo kiểu công nghiệp đại trà do đó nếu các doanh nghiệp với những dây chuyền sản xuất hiện đại đang có ý định chuyển sang sản xuất phục vụ nội địa sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế và sẽ lỗ vốn. Đối với hàng loạt ngành sản xuất khác thì thị trường nội địa lại bị chi phối rất nhiều bởi nguyên liệu nhập khẩu, bởi hàng nhập khẩu tiểu ngạch (đối với hàng tiêu dùng).

Để trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ đang cân nhắc để có thể giảm thuế cho các DNNVV vào năm 2009. Bên cạnh đó các chính sách điều tiết vĩ mô về tiền tệ cũng đang được gấp rút triển khai và tìm kiếm nhiều giải pháp mới cho vấn đề tín dụng và lãi suất... Các động thái trên có thể gỡ khó cho doanh nghiệp được phần nào và góp phần giúp các doanh nghiệp duy trì lực lượng nhân công hiện có ngay cả khi khối lượng việc làm có thể sẽ còn sụt giảm. Tin từ một số doanh nghiệp  xuất khẩu lao động cho hay, tình hình xuất khẩu lao động cũng chưa có dấu hiệu khả quan. Nguyên nhân là khi kinh tế thế giới khó khăn, chính lao động của họ cũng tạm thời dư và do đó họ càng đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn, điều mà lao động Việt Nam xưa nay vẫn thiếu.

Đối với các doanh nghiệp yếu, nhất là những ngành người đông nhưng chủ yếu là gia công và hiệu quả kinh tế không cao như Da giày hay Dệt may thì bài toán bảo toàn nhân lực đợi thời cơ sẽ không dễ thực hiện

Minh Giác

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đừng “đánh cắp” lòng tin người tiêu dùng (18/11/2008)

>   Hôm nay, ga Sài Gòn bán hơn 1.000 vé tàu Tết (18/11/2008)

>   Thị trường ô tô vào “mùa cao điểm”: Chờ thời... (18/11/2008)

>   Phát triển kinh tế biển: Cảng nước sâu “lên ngôi” (18/11/2008)

>   Cước tàu biển giảm mạnh  (18/11/2008)

>   Xuất khẩu gạo và những lỗ hổng (17/11/2008)

>   Phê duyệt dự án vùng lúa xuất khẩu chất lượng cao (17/11/2008)

>   Chỉ đạo của Thủ tướng về một số dự án (17/11/2008)

>   Bổ sung kinh phí thanh toán xuất bán muối dự trữ quốc gia (17/11/2008)

>   Bổ sung 2 KCN của tỉnh Lai Châu vào Danh mục các KCN Việt Nam (17/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật