Thứ Tư, 19/11/2008 06:10

Ngành dệt may VN chưa tạo được thương hiệu mạnh

Ngày 18.11, hội thảo “Phát triển ngành dệt may VN sau 2 năm gia nhập WTO và những giải pháp để tăng tốc” đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp đáng lưu ý.

Theo thông báo của Hiệp hội Dệt may VN, dự kiến xuất khẩu của ngành năm nay sẽ đạt khoảng 9,2 - 9,3 tỉ USD, đưa VN vào top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên những tháng cuối năm ngành đang gặp phải nhiều khó khăn từ các thị trường xuất khẩu quan trọng vì các thị trường này đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính kinh tế. Đáng lưu ý nhất, sự phát triển của ngành dệt may đang đứng trước những thách thức, khó khăn mang tính cơ cấu.

Theo ông Hồ Lê Nghĩa (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp), chúng ta mới chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá tạo ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Hiện có khoảng 90% doanh nghiệp may mặc VN tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức sản xuất gia công. Xây dựng thương hiệu cũng là một khâu yếu của dệt may VN. Ông Phí Ngọc Trịnh - Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần may Hồ Gươm cho rằng điểm yếu của VN là ngành dệt phát triển chưa tương xứng với ngành may, hiện đa số nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, điều đó khiến giá sản phẩm tăng rất cao so với các nước trong khu vực vì phải trả thêm cả chi phí vận chuyển.

Như Nguyễn

thanh niên

Các tin tức khác

>   Tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành Xây dựng (19/11/2008)

>   16,5 triệu đồng một giấy phép nhượng quyền thương mại (19/11/2008)

>   Việt Nam và EU thảo luận về công tác quản lý hải quan (18/11/2008)

>   Thận trọng đối phó với khủng hoảng tài chính (18/11/2008)

>   Dệt may Việt Nam vẫn khó đạt tỷ suất lợi nhuận cao (18/11/2008)

>   Đưa mỏ dầu Sư Tử Vàng vào khai thác (18/11/2008)

>   Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Bungaria (18/11/2008)

>   Xé nhỏ đất nông nghiệp khiến nông dân ít thu nhập (18/11/2008)

>   Mở cửa thị trường bán lẻ: bắt đầu cạnh tranh khốc liệt (18/11/2008)

>   Irắc thương lượng mua 60.000 tấn gạo của Việt Nam (18/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật