Thứ Bảy, 25/10/2008 23:07

Giải bài toán nhân lực để tăng hấp thụ vốn FDI

Trong khi lượng vốn FDI cam kết luôn xác lập đỉnh cao mới, thì lượng vốn giải ngân lại chưa đạt được mức tăng tương ứng do còn vướng khá nhiều rào cản, trong đó có vấn đề nhân lực.

Theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, 9 tháng đầu năm lượng vốn FDI giải ngân đạt hơn 8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, song cũng chỉ chiếm 14% trong tổng vốn hơn 57 tỷ USD thu hút được thời gian này.

Khẳng định nguồn lao động ở Việt Nam rất dồi dào, song khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ lo ngại về việc khó tuyển được nhân lực kỹ thuật cao và cán bộ quản lý. Thực trạng này khiến nhiều dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn bị chậm tiến độ.

Đại diện hai tập đoàn Berjaya Corporation Berhad của Malaysia và Intel của Mỹ tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ lao động đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp không nhiều, chủ yếu do thiếu kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ yếu.

Để đảm bảo tiến độ dự án, một số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Intel, đã phải tính đến giải pháp đưa số lao động mới tuyển dụng đi tập huấn ở nước ngoài hoặc tổ chức bổ túc kỹ năng tại chỗ.

Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn, Đài Loan) còn lo xa hơn khi quyết định xây dựng riêng một trung tâm đào tạo nhân lực và tuyển thêm kỹ sư đưa đi đào tạo tại Đài Loan để phục vụ cho chuỗi dự án trị giá 5 tỷ USD của mình tại Việt Nam.

Dù còn nhiều nguyên nhân khác khiến lượng vốn FDI giải ngân không đạt như mong muốn, song theo giới chuyên gia kinh tế, nếu không có những chuẩn bị về nguồn nhân lực và có chính sách kinh tế hợp lý thì sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng và khoảng cách giữa tỷ lệ vốn đăng ký với vốn giải ngân sẽ khó được thu hẹp.

Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban hội nhập kinh tế quốc tế thuộc Viện Quản lý kinh tế trung ương, cảnh báo “đã đến lúc Việt Nam phải tìm cách tối đa hóa hiệu quả chứ không phải tối đa hóa lượng vốn FDI”.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề chuyên ngành kỹ  thuật, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sau hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, hiện ở Việt Nam mới bắt đầu hình thành một đội ngũ ít ỏi các nhà quản lý trong các doanh nghiệp FDI.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2 diễn ra ở Hà Nội cuối tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã khẳng định đào tạo nhân lực có kỹ năng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang đổ mạnh vào Việt Nam.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án “Đào tạo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008-2015” với mục tiêu chính là không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mà còn đào tạo về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu khoa học và thích ứng với mọi môi trường làm việc.

Tổng Cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đặt mục tiêu đến năm 2010, cả nước sẽ có 120 trường cao đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề.

ttxvn

Các tin tức khác

>   ASEM 7 thông qua 3 sáng kiến của Việt Nam (25/10/2008)

>   Tính mạng người tiêu dùng bị nhiều doanh nghiệp... phớt lờ! (25/10/2008)

>   Giá cước di động có thể hạ thêm nữa! (25/10/2008)

>   Chính phủ yêu cầu khẩn trương di dời Cảng Sài Gòn (25/10/2008)

>   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 “bất ngờ” giảm 0,19% (25/10/2008)

>   Giá nông sản rất nhạy cảm (25/10/2008)

>   Tôm, cá khó đi xa? (25/10/2008)

>   Hội nghị lúa gạo quốc tế tổ chức tại Việt Nam vào năm 2010 (25/10/2008)

>   Hàng tiêu dùng: Thế giới giảm mạnh, trong nước lừng khừng (25/10/2008)

>   "Cái bóng" EVN vẫn bao trùm (25/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật