Thứ Tư, 22/10/2008 14:50

Điều hành giá: Sửa sai vẫn chưa muộn

"Chưa có giá thị trường" và "cho phép DN độc quyền tự định giá theo thị trường mà không có cơ chế kiểm soát giá" - điều này được các chuyên gia kinh tế nhận định là các sai lầm về mặt quản lý kinh tế trong điều hành giá của Việt Nam hiện nay. Các chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cần tuân thủ nguyên tắc: phải trả tự do cạnh tranh về với thị trường trước khi trả giá về với thị trường.

Việt Nam đã thực hiện một đợt giải phóng giá, chuyển từ giá bao cấp sang giá thị trường thực sự trong giai đoạn giữa những năm 80 thế kỷ 20, khởi đầu cho giai đoạn bùng phát lạm phát tài chính năm 1986-1990. Thời kỳ đó,Việt Nam mới giải phóng được khoảng 90% số lượng giá và giữ lại khoảng 10% số lượng giá chưa chuyển, trong đó có khoảng 10 mặt hàng nhạy cảm như lương thực, sắt thép, điện, than, xăng dầu... Lần tăng giá đó được đánh giá là rất tốt ở chỗ giải phóng đồng thời cả giá lẫn cạnh tranh tự do. Trong thời gian gần đây, đặc biệt năm 2007 - 2008, Chính phủ đang có xu hướng giải phóng trở lại đối với giá những mặt hàng còn lại và theo một số chuyên gia thì đây là một trong những nguyên nhân gây ra đợt tăng giá lần 2 vừa qua.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lần tăng giá này Việt Nam đang làm ngược quy trình, cho tự do hóa giá trong khi chưa tự do cạnh tranh. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt gây ra sự bùng phát giá trong nước khi giá thế giới tăng cũng như làm chậm quá trình giảm giá trong nước khi giá thế giới giảm.

Nhận định về cơ chế quản lý giá mà Việt Nam nên theo đuổi, các chuyên gia nhấn mạnh: Những giá đã tự do cạnh tranh thì để thị trường tự điều chỉnh, ví dụ ngành kinh doanh vận tải... Điều mà Chính phủ cần quan tâm lúc này là điều hành giá đối với những ngành còn độc quyền. Điểm mấu chốt là Chính phủ phải có cơ chế, quy định cụ thể, ví dụ khi ngành này giảm giá thì ngành liên quan cũng phải giảm theo, nếu không cần phải quy trách nhiệm và truy thu phần lợi nhuận do hành vi kinh doanh bất hợp pháp này.

Một ví dụ về ngành viễn thông cho thấy, rõ ràng khi đang còn độc quyền, giá dịch vụ viễn thông ở mức cao "cắt cổ". Tuy nhiên, khi bước vào cạnh tranh, mặc dù trong giai đoạn đầu mới chỉ là cạnh tranh giữa các DN nhà nước với nhau, giá dịch vụ viễn thông đã rất cạnh tranh, chưa kể nếu cho tư nhân hoặc nước ngoài vào cuộc thì lợi ích của người tiêu dùng còn được nhiều hơn thế. Trong khi đó, DN không "chết" như người ta vẫn nói. Vì vậy, bài học lớn được rút ra là: càng độc quyền, càng không hiệu quả và càng tập trung lợi ích cho nhóm độc quyền.

dddn

Các tin tức khác

>   Hướng đầu tư mới cho bình gas (22/10/2008)

>   ĐBSCL: Đẩy mạnh chương trình khuyến công, thúc đẩy kinh tế công nghiệp phát triển (22/10/2008)

>   Quỹ Phát triển quản lý Châu Á hỗ trợ doanh nghiệp VN phát triển (22/10/2008)

>   Bước chuyển mới của công nghiệp Khánh Hòa (22/10/2008)

>   Ðể giúp các doanh nghiệp khai thác quặng ti-tan đi vào chế biến sâu (22/10/2008)

>   Thưởng - phạt phân minh (22/10/2008)

>   Tiền lệ xấu và "thói quen" đòi đặc quyền nhờ độc quyền (22/10/2008)

>   Thêm thương hiệu khách sạn Mercure vào Việt Nam (22/10/2008)

>   Cá tra gặp khó vì khủng hoảng tài chính (22/10/2008)

>   Kết nối kinh doanh với doanh nghiệp vùng Sakai  (22/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật