Thứ Tư, 22/10/2008 14:31

ĐBSCL: Đẩy mạnh chương trình khuyến công, thúc đẩy kinh tế công nghiệp phát triển

Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động , từ nay đến năm 2010, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ thực hiện hàng trăm dự án khuyến công đến các hộ gia đình; đẩy mạnh thông tin công nghệ, thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại; qui hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng thêm hàng chục cụm công nghiệp nông thôn.

Các địa phương hỗ trợ thêm hàng ngàn tỉ đồng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực, trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm theo phương pháp tiên tiến. Tỉnh Tiền Giang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá sản phẩm, hợp tác với các tỉnh bạn liên kết sản xuất, tập huấn kỹ năng quản lý, an toàn lao động. Tỉnh An Giang hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị, dạy nghề cho người lao động. Các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Long, TP Cần Thơ mở rộng chương trình khởi sự doanh nghiệp, đào tạo giám đốc, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị cho hàng ngàn cơ sở....

Chính sách khuyến công tại các tỉnh ĐBSCL đã thúc đẩy sản xuất của 15.000 cơ sở công nghiệp trong vùng tăng trưởng khá. Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp ĐBSCL đạt 58.016 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2007, chiếm 11,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của một số địa phương cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước như Đồng Tháp Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang.

Các tỉnh thành ĐBSCL đã tập huấn nghiệp vụ quản lý, đào tạo nghề cho gần 4.000 chủ cơ sở sản xuất, công nhân, tạo điều kiện cho hàng ngàn chủ cơ sở nắm được các thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan; công nghệ mới, thị trường; đồng thời liên kết, tương trợ lẫn nhau, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các tỉnh tạo điều kiện thành lập mới gần 3.000 đơn vị với vốn đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề : khai thác cát đá, cơ khí, sửa chữa phương tiện giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, điện tử… Bằng nhiều nguồn vốn, các tỉnh đã cho các cơ sở ngoài quốc doanh vay 8.000 tỉ đồng mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Một số sản phẩm cơ khí, lương thực, thực phẩm, thủy sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ … không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu với số lượng ngày càng nhiều góp phần đưa giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu tăng cao. Nhiều làng nghề như thêu rua, rèn nông cụ, se tơ, sản xuất lưỡi câu, dệt thổ cẩm, chiếu, bánh phồng, kẹo dừa, sơ dừa, nem, vôi nung, đồi mồi… được khôi phục, mở rộng.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Quỹ Phát triển quản lý Châu Á hỗ trợ doanh nghiệp VN phát triển (22/10/2008)

>   Bước chuyển mới của công nghiệp Khánh Hòa (22/10/2008)

>   Ðể giúp các doanh nghiệp khai thác quặng ti-tan đi vào chế biến sâu (22/10/2008)

>   Thưởng - phạt phân minh (22/10/2008)

>   Tiền lệ xấu và "thói quen" đòi đặc quyền nhờ độc quyền (22/10/2008)

>   Thêm thương hiệu khách sạn Mercure vào Việt Nam (22/10/2008)

>   Cá tra gặp khó vì khủng hoảng tài chính (22/10/2008)

>   Kết nối kinh doanh với doanh nghiệp vùng Sakai  (22/10/2008)

>   1 triệu tỷ đồng đầu tư giao thông đường bộ đến 2020 (22/10/2008)

>   Giá nhà đất vẫn quá cao (22/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật