Thứ Năm, 10/07/2008 14:50

Đầu tư cho khoa học và công nghệ, động lực của sự phát triển bền vững

Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã trở thành doanh nghiệp duy nhất trong cả nước sản xuất được máy biến áp 220 KV. Hiện Công ty đang tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy biến áp 500KV. Việc sản xuất được những máy biến áp này đã giúp Công ty phát triển nhanh chóng, tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước, đồng thời tạo thế chủ động trong việc sửa chữa, thay thế khi máy có sự cố.

Ông Trần Văn Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh cho biết: Những thành công này là do Công ty đã chú trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ, coi đó là động lực của sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho khoa học và công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khi nước ta bước vào “sân chơi” của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu không đặt khoa học và công nghệ lên hàng đầu thì chúng ta sẽ càng bị tụt hậu, các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được. Nếu như cơ chế, chính sách tạo ra hiệu quả tức thời trong doanh nghiệp, thì khoa học và công nghệ sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiện Công ty có trên 800 cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân lành nghề, trong đó có trên 190 người có trình độ đại học, cao đẳng; đại đa số công nhân đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong chế tạo, sửa chữa các loại máy điện, thiết bị thuỷ điện, nhiệt điện, cơ khí… với bậc thợ bình quân 5 và 5/7. Đội ngũ cán bộ giỏi, công nhân kỹ thuật bậc cao, giàu kinh nghiệm có mức thu nhập gấp 2-3 lần mức thu nhập bình quân của cả Công ty. Bên cạnh yếu tố con người, Công ty đã đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại như: Máy cắt tôn tự động điều khiển công nghệ cao, dây chuyền lắp ráp máy biến áp phân phối, máy lọc dầu chân không, lò sấy chân không cho máy biến áp 500 kV, máy chuốt dây liên tục… Đặc biệt, Công ty đã trang bị đồng bộ các máy đo kiểm chính xác thế hệ mới cho phòng thí nghiệm điện, chuyên thử nghiệm tất cả các loại máy biến áp có điện áp đến 500 KV.

Năm 1993, đơn vị đăng ký một đề tài nghiên cứu và qua thực hiện đề tài này đã sản xuất thành công máy biến áp 110 kV đầu tiên. Sản phẩm đã được đưa ra thị trường với các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời giá thành giảm 20-25% so với nhập ngoại. Năm 2002, Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư gần 50 tỷ để sản xuất máy biến áp 220 KV. Sau 1 năm, máy biến áp 220 kV đầu tiên do Công ty chế tạo đã được lắp đặt tại Sóc Sơn . Đến nay máy vẫn hoạt động rất tốt, các thông số kỹ thuật của máy được đánh giá là tương đương máy biến áp cùng loại của nước ngoài nhưng giá thành giảm 17%. Nhiều máy biến áp 220 kV cũng đã được đưa vào vận hành tại Cao Lãnh (Đồng Tháp), Đồng Hới (Quảng Bình), Thái Nguyên. Hiện nay, Công ty đang nghiên cứu chế tạo loại máy biến áp 550 KV. Đây là sản phẩm nằm trong khuôn khổ một dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ KH&CN hỗ trợ kinh phí.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Tp HCM: Vì sao xảy ra việc bán căn hộ ảo tại dự án The Adonis 2 (10/07/2008)

>   Cổ phiếu OTC ngóng theo niêm yết (10/07/2008)

>   Xây dựng quy định về chào mua công khai cổ phiếu của CTĐC (09/07/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu phổ thông cho cán bộ công nhân viên của CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (09/07/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (09/07/2008)

>   CTCP Bảo hiểm Bưu điện: Chi cổ tức năm 2007 (09/07/2008)

>   IPO: Khởi động không thuận lợi (09/07/2008)

>   Gtel Mobile mang lại cho người sử dụng điện thoại di động cơ hội lựa chọn mới (09/07/2008)

>   CTCP Chế biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 (08/07/2008)

>   Tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư M&A tại Việt Nam (08/07/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật