Thứ Năm, 13/03/2008 09:51

“Mở đường” cho trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn chỉnh dự thảo để trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về phát hành trái phiếu quốc tế. Theo đó, sẽ có hai loại trái phiếu quốc tế là trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN và đều được quy định rõ ràng, từ mục đích phát hành, nguyên tắc phát hành đến các điều kiện phát hành.

Ông Nguyễn Thành Đô, Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, việc phát hành hai loại trái phiếu này phải trên nguyên tắc đảm bảo đạt được chi phí vay vốn hợp lý nhất, với các điều kiện chung là: trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư có hiệu quả cao, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, đơn vị phát hành phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu và có đề án phát hành chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các điều kiện riêng đối với trái phiếu chính phủ là, trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành không dưới 500 triệu USD; đối với trái phiếu DN được Chính phủ bảo lãnh, DN phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc chỉ thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia và có phương án sử dụng tiền trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; còn đối với trái phiếu do DNNN tự phát hành, không có bảo lãnh của Chính phủ thì đơn vị đó phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc cao hơn hệ số tín nhiệm quốc gia, đảm bảo chi phí vay hợp lý, bởi lẽ nợ của các DNNN vẫn thuộc về nợ của khu vực công. Trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành trái phiếu DN không dưới 200 triệu USD.

Cũng theo ông Đô, trái phiếu quốc tế của Chính phủ, ngoài mục đích huy động vốn đầu tư dài hạn từ 5 năm trở lên, về cho vay lại để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước, còn có các mục đích mang tính vĩ mô như: để thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ, các kỳ hạn trả nợ… nhằm giảm thiểu chi phí huy động vốn, đảm bảo an toàn nợ trên cơ sở giám sát các chỉ số nợ quốc gia, hoặc để xác định “điểm chuẩn” và “đường cong lãi suất chuẩn” của trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế để mở đường cho các DN Việt Nam phát hành trái phiếu sau này.

Trong khi đó, đối với trái phiếu DN, mục đích chủ yếu là huy động nguồn vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh của DN. Các DN muốn được phát hành phải đảm bảo các điều kiện như được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có hệ số tín nhiệm được thị trường quốc tế thừa nhận, có các dự án đầu tư có hiệu quả cao. Các DN thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho các DN chủ động cân đối mức vốn cho từng dự án, sẽ không quy định mức vốn tối đa một DN được phát hành, mà chỉ quy định khối lượng tối thiểu của mỗi đợt phát hành, nhằm đảm bảo tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế. Mặt khác, mọi DN có thể tự phát hành nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định mà không nhất thiết phải có sự bảo lãnh của Chính phủ. Chỉ trong trường hợp nếu đó là DNNN thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm mà chưa đủ điều kiện phát hành (như có hệ số tín nhiệm thấp), cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thì Chính phủ mới xem xét cấp bảo lãnh.

“Để tiếp cận được với nguồn vốn quốc tế, các DN cần có những bước chuẩn bị tốt trên cả hai mặt, cơ sở kỹ thuật và nguồn nhân lực”. Ông Đô khuyến cáo. Trước hết, về cơ sở kỹ thuật (điều kiện cơ bản nhất để có thể tiến hành việc phát hành trái phiếu quốc tế), DN cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn để xác định nhu cầu vốn; chuẩn bị các điều kiện để xác định hệ số tín nhiệm... Ví dụ, để có thể có hệ số tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá, DN phải có báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán quốc tế thực hiện trong 3 năm gần nhất, đảm bảo yêu cầu về minh bạch các hoạt động kinh doanh, sắp xếp và cơ cấu lại tổ chức phù hợp để có khả năng tiếp nhận và sử dụng tốt nhất nguồn vốn phát hành. Đồng thời, DN cần chuẩn bị đủ nguồn nhân lực có kiến thức về thị trường vốn quốc tế để tiếp cận thị trường, thực hiện quản lý dòng tiền, các nghiệp vụ tài chính, thường xuyên cập nhật cho các nhà đầu tư quốc tế biết tình hình hoạt động của DN và theo dõi biến động giá trái phiếu của đơn vị đó trên thị trường...

đtck

Các tin tức khác

>   SHB triển khai “Tiết kiệm ngoại tệ siêu hấp dẫn” (13/03/2008)

>   Nới rộng biên độ, tỷ giá giảm sâu (13/03/2008)

>   Chậm trễ xếp hạng… khách hàng (13/03/2008)

>   Ngân hàng thiếu USD, nhưng không muốn mua USD (13/03/2008)

>   Lãi suất huy động USD lại lên “cơn sốt” (13/03/2008)

>   Chóng mặt vì phụ phí mua USD của ngân hàng (13/03/2008)

>   Những rủi ro tiềm ẩn (13/03/2008)

>   Ngân hàng quốc doanh tăng lãi suất ngắn hạn (13/03/2008)

>   Khó bán USD, xem lại cách sử dụng ngoại tệ (13/03/2008)

>   Ngân hàng ANZ lạc quan về kinh tế Việt Nam (13/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật