Thứ Năm, 13/03/2008 09:38

Lãi suất huy động USD lại lên “cơn sốt”

Sau cuộc đua tăng lãi suất huy động VND của các ngân hàng TMCP bị “tuýt còi”, thị trường tiền tệ lại bắt đầu nóng lên vì “cơn sốt” mới - cuộc đua tăng lãi suất huy động USD do ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bắn ra “pháo hiệu”.

Cuộc đua tăng lãi suất huy động ngoại tệ bắt đầu có dấu hiệu bùng phát từ đầu tháng 3/2007 nhưng phải chính thức nổ ra vào ngày 7/3 khi ACB công bố tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD có kỳ hạn từ 0,8%/năm tới 1,35%/năm so với biểu lãi suất cũ. Đáng chú ý, mức lãi suất cao nhất ngân hàng này đưa ra lên tới 5,850%/năm áp dụng đối với kỳ hạn 13 tháng.

Ngay sau pháo hiệu từ ACB, các ngân hàng TMCP khác cũng nhanh chóng nhập  vào cuộc đua tăng lãi suất huy động đồng ngoại tệ này với mức lãi suất còn… ấn tượng hơn. Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) hôm nay 12/3 công bố mức lãi suất huy động USD cao nhất lên tới 6,4%/năm, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo mức lãi suất lên đến 6,47%/năm.

Theo một số ngân hàng, việc tăng lãi suất huy động USD là hoàn toàn bình thường nhằm giữ chân khách hàng không rút USD, đồng thời huy động USD khi đồng VND đang lên giá so với USD sau quyết định nới biên độ tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng lên 1% của Ngân hàng Nhà nước ngày 10/3 vừa qua.

Cụ thể, VIB Bank hôm nay công bố sẽ chính thức đưa vào biểu lãi suất huy động tiết kiệm USD mới tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Mức lãi suất huy động USD của ngân hàng này tăng từ 0,6%/năm đến 1,3%/năm theo từng kỳ hạn và mức tiền gửi.

Lãi suất huy động tiết kiệm USD kỳ hạn 3 tháng VIB Bank áp dụng mức 6%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 6,1%/năm.

Lý giải việc điều chỉnh mạnh lãi suất huy động USD, VIB Bank cho biết nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi từ trong dân, đa dạng hóa các sản phẩm huy động. Động thái này của VIB Bank còn được lý giải là nhằm phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và định hướng phát triển của ngân hàng này.

Cũng trong ngày hôm nay, SHB tung ra chương trình “Tiết kiệm ngoại tệ siêu hấp dẫn” đối với USD. Mức huy động USD cao nhất ngân hàng này đưa ra lên tới 6,47%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.

Các kỳ hạn khác, lãi suất huy động USD cũng tăng tương ứng là: 6,3%/năm (kỳ hạn 01 tháng), kỳ hạn 6,35%/năm (kỳ hạn 02 tháng), 6,45%/năm (kỳ hạn 03 tháng và 06 tháng). Tuy nhiên, để hưởng các mức lãi suất “siêu hấp dẫn” này, khách hàng cũng bị ràng buộc phải gửi từ 500USD trở lên và cam kết không rút tiền trước kỳ hạn.

Bên cạnh việc tăng lãi suất, để kéo khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, các ngân hàng còn tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn: ACB công bố gửi tiết kiệm USD từ 20.000USD trở lên sẽ được nhận mức lãi suất bằng lãi suất tiền gửi của kỳ hạn tương ứng cộng với lãi suất thưởng theo các mức: 0,05%/năm (áp dụng tiền gửi từ 20.000USD - 60.000USD); 0,15%/năm (từ 60.000 USD đến dưới 300.000 USD); 0,25%/năm (từ 300.000 USD trở lên).

VIB Bank cũng không chịu kém cạnh khi thông báo áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm lũy tiến USD đối với tiền gửi từ 6.000 USD trở lên, khách hàng được hưởng lãi suất cộng thêm tương ứng với từng mức tiền gửi. Với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất dao động từ 6%/năm tăng đến 6,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng (6,1%/năm đến 6,4%/năm); kỳ hạn 12 tháng (từ 6,1%/năm đến 6,4%/năm).

Sau cuộc đua tăng lãi suất huy động VND tiềm ẩn nhiều rủi ro đã buộc Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc bằng việc khống chế trần lãi suất 12%, các ngân hàng TMCP lại “châm ngòi” một cuộc đua tăng lãi suất USD mới. Liệu cơn sốt mới này có làm tái diễn cuộc chiến “giành” khách hàng giữa các ngân hàng và đồng vốn ngoại của một số ngân hàng có bị “chảy máu” hay không?

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Chóng mặt vì phụ phí mua USD của ngân hàng (13/03/2008)

>   Những rủi ro tiềm ẩn (13/03/2008)

>   Ngân hàng quốc doanh tăng lãi suất ngắn hạn (13/03/2008)

>   Khó bán USD, xem lại cách sử dụng ngoại tệ (13/03/2008)

>   Ngân hàng ANZ lạc quan về kinh tế Việt Nam (13/03/2008)

>   Tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (13/03/2008)

>   “Bảo hiểm” tỷ giá và lãi suất, tại sao không? (12/03/2008)

>   125 triệu đô la bảo hiểm cho cảng container (12/03/2008)

>   Ngân hàng Nhà nước lo ngại chất lượng tín dụng (12/03/2008)

>   USD đang bị "dồn cục" (12/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật