Thứ Năm, 13/03/2008 08:13

Những rủi ro tiềm ẩn

Mấy năm nay, lĩnh vực đầu tư tài chính thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, với nhiều thông tin về "sự phát triển ngoạn mục" cả về số lượng tổ chức, về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần, cả về kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng và mức thực hiện còn cao hơn,... Đúng là lĩnh vực đầu tư tài chính đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều điểm yếu kém của lĩnh vực này, nhất là ở các ngân hàng thương mại cổ phần, đã hé lộ. Mới tạm dùng cụm từ "hé lộ", bởi những yếu kém này chưa được bộc lộ hết do chính sách tiền tệ thắt chặt mới được thực hiện bước đầu chưa hết lộ trình, do trong quá trình thực hiện đã có những điểm điều chỉnh nhất định... Yếu kém tổng quát nhất là tính cân đối, an toàn trong tài sản của một số ngân hàng chưa bảo đảm.

Tổng tài sản ngày càng tăng nhưng khả năng thanh toán của các ngân hàng tăng không tương ứng. Hiện quy mô tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng cao chưa từng thấy. Khu vực các ngân hàng thương mại cổ phần ở địa bàn Hà Nội năm 2007 có dư nợ tín dụng tăng 125,6% so với năm 2006, cao gấp trên 5 lần tốc độ tăng của khu vực các ngân hàng thương mại nhà nước. Khu vực các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM tháng 12.2007 tăng 14,2%, tháng 1.2008 tăng tiếp 13,2%. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng sức ép lạm phát vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

Tình trạng vay từ các tổ chức tín dụng khác (là nguồn chỉ để bù đắp thiếu hụt tạm thời khả năng thanh khoản) để cho khách hàng vay đã diễn ra khá phổ biến và đối với một số ngân hàng đã có quy mô rất lớn. Có ngân hàng trong tổng số dư nợ cho vay, thì có đến 50% là từ nguồn vay trên thị trường liên ngân hàng. Có đến gần 60% số ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM có tỷ lệ dư nợ so với số vốn huy động tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư trên 100%. Đáng lưu ý, tỷ lệ đó của 6 ngân hàng đã lên đến từ 130% trở lên, trong đó ngân hàng có tỷ lệ cao nhất lên đến 267%. Điều đó giải thích tại sao lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã "phi mã" lên mức rất cao và một số ngân hàng đi vay vẫn phải chấp nhận.

Tình trạng dùng quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn diễn ra khá phổ biến. Sự mất cân đối giữa thời hạn của các khoản tiền huy động với thời hạn các khoản cho vay ngày càng lớn, trái với tiêu chuẩn và nguyên tắc tín dụng trong kinh tế thị trường.

Yếu kém nổi bật là cơ cấu dư nợ tín dụng của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần không bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một lượng vốn không nhỏ các ngân hàng cổ phần không được các nhà đầu tư dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh phục vụ tăng trưởng kinh tế, mà lại đổ vào các lĩnh vực phi sản xuất, như thị trường chứng khoán thứ cấp (các nhà đầu tư mua/bán với nhau); thị trường bất động sản (trong đó có không ít nhà đầu tư theo kiểu đầu cơ mua đi bán lại); tiêu dùng (có không ít người tiêu dùng vượt quá khả năng làm ra); vàng (cũng có không ít người mua đi bán lại)... Những lĩnh vực trên năm qua có quá nhiều biến động bất thường, tiềm ẩn rủi ro lớn.

Tính thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là những ngân hàng nhỏ, mới chuyển từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị gặp khó khăn, dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất huy động. Việc tăng lãi suất huy động mặc dù cũng đã hút một lượng tiền không nhỏ lưu thông và đến nay cơ bản được khống chế, nhưng rủi ro về thanh khoản tạm qua thì lại xuất hiện rủi ro về lãi suất, nhất là lãi suất kỳ hạn ngắn mới huy động.

Đã có những ý kiến không đồng thuận đối với các giải pháp thắt quá chặt và đột ngột của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí cho rằng tình trạng thanh khoản, đua lãi suất, mua USD nhỏ giọt, tạm dừng cho vay của các ngân hàng thương mại,... cứ như là kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt. Đó là những ý kiến không đúng. Chính nhờ các biện pháp thắt chặt này mới làm cho những điểm yếu của các ngân hàng thương mại hé lộ, trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng có biện pháp chấn chỉnh.

tn

Các tin tức khác

>   Ngân hàng quốc doanh tăng lãi suất ngắn hạn (13/03/2008)

>   Khó bán USD, xem lại cách sử dụng ngoại tệ (13/03/2008)

>   Ngân hàng ANZ lạc quan về kinh tế Việt Nam (13/03/2008)

>   Tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (13/03/2008)

>   “Bảo hiểm” tỷ giá và lãi suất, tại sao không? (12/03/2008)

>   125 triệu đô la bảo hiểm cho cảng container (12/03/2008)

>   Ngân hàng Nhà nước lo ngại chất lượng tín dụng (12/03/2008)

>   USD đang bị "dồn cục" (12/03/2008)

>   Lãi suất cao, vay khó (12/03/2008)

>   Bảo hiểm 128 triệu USD cho dự án cảng container quốc tế (11/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật