Kỳ tích 20 năm
Với con số kỷ lục 20,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký mới và tăng vốn trong năm 2007, nếu tính theo bình quân đầu người, Việt Nam tự hào là quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút nguồn vốn ĐTNN.
Ông Hiromu Saito, Trưởng đại diện Công ty Mitsubishi Iieavy Industries (Nhật Bản - MHI) tại Việt Nam nhận xét, không phải ngẫu nhiên mà các nhà ĐTNN tầm cỡ lại đổ dồn tới Việt Nam mạnh mẽ như vào thời điểm hiện nay. Đó chính là hệ quả của một quá trình phân tích những lực hút nội tại của nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai của khu vực châu Á này.
Ông Saito nói: "Đó là sự ổn định về mặt chính trị và xã hội, sự dồi dào của nguồn lao động, tính năng động và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong quá trình tìm tòi và thu hút các nhà ĐTNN tiềm năng".
MHI là một trong những công ty nhận được giấy chứng nhận đầu tư vào những ngày cuối cùng của nam 2007. Mặc dù với tổng vốn đầu tư ban đầu khiêm tốn là 11,25 triệu USD, nhưng điểm đặc biệt là, MHI là nhà sản xuất dầu tiên trên thế giới quyết định đặt cơ sở chế tạo các linh kiện máy bay tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, toàn bộ sản phẩm của nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) sẽ được cung cấp cho việc lắp ráp máy bay Boeing 737.
Theo ông Saito, kế hoạch của MHI là kết hợp năng động giữa những nhà máy sản xuất ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, nơi tập trung chủ yếu dây chuyền sản xuất các linh phụ kiện, với các công ty sản xuất nội địa - nơi tập trung việc sản xuất các thiết bị có giá trị cao, đòi hỏi công nghệ tiên tiến. "MHI đã nghiên cứu rất kỹ các điều kiện đầu tư của các nước Đông Nam Á trước khi quyết định lựa chọn Việt Nam. Nhà máy tại Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của MHI và như vậy, nguồn vốn đầu tư của chúng tôi vào đây chắc chắn sẽ gia tăng", ông Saito nói.
Cũng giống MHI, niềm tin của GE - một trong 6 tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ, cũng gia tăng đối với triển vọng đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù đã có hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng chỉ đến năm 2007, GE mới quyết định triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của Tập đoàn tại Hải Phòng và như vậy, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 36 trong bản đồ phân bố các cơ sở chế tạo của GE trên toàn cầu.
Theo ông Stuart Dean, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn GE, ngoài các yếu tố hấp dẫn về tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và môi trường đầu tư được cải thiện, việc xây dựng nhà máy tại Việt Nam còn nhằm mục đích khai thác nguồn lao động trong nước dồi dào và có chi phí hợp lý. "Theo so sánh của chúng tôi, mức nhân công của Việt Nam hiện thấp hơn 20-40% so với Trung Quốc - một quốc gia cạnh tranh dòng vốn ĐTNN mạnh mẽ với Việt Nam", ông Dean nói.
Tận dụng những lợi thế của Việt Nam, GE cũng đã lên kế hoạch tnmg và dài hạn để thiết lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam để nâng dần tỷ lệ gia công các linh phụ kiện được sản xuất từ Việt Nam, nhằm cung cấp cho các nhà máy lớn của Tập đoàn trên toàn thế giới.
Cùng với sự gia tăng niềm tin của các nhà ĐTNN, chỉ số tín nhiệm ngày càng cao mà các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam trong năm 2007 cũng là đòn bẩy cho các quyết sách đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao hơn nhiều và trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế.
Theo kết quả khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư toàn cầu của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), Việt Nam đã vươn lên thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil. Asian Business Council đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ về khả năng thu hút nguồn vốn ĐTNN trong giai đoạn 2007-2009. Trong khi đó, theo báo cáo điều tra của Hãng luật Pricewatcrhouse Coopers, Việt Nam dẫn đầu trong số 20 nền kinh tế mới nổi về thu hút ĐTNN lrong lĩnh vực sản xuất chế tạo.
Năm của các dự án tỷ đô
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) không ngần ngại khẳng định, kết quả thu hút dòng vốn ĐTNN năm 2007 là sự hội tụ của các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà " và là một sự đột phá cả về lượng và chất.
Về mặt số lượng, con số 20,3 tỷ USD tương ứng với 1/4 tổng vốn ĐTNN đăng ký của Việt Nam trong suốt 20 năm qua và tăng tới 70% so với tổng vốn dăng ký của năm 2006 là một minh chứng cho sự trỗi dậy của làn sóng ĐTNN thứ hai bắt đầu đổ vào Việt Nam từ năm 2004. Nhìn chung, các dự án được cấp phép mới có quy mô đầu tư tăng lên rõ rệt, trung bình 14 triệu USD/dự án, cao gần gấp hai lần so với tỷ lệ của năm 2006.
Về mặt chất, các dự án đăng ký mới dầu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ nguồn, công nghiệp chất lượng cao, như điện, điện tử, sản xuất vật liệu mới và các lĩnh vực mà Việt Nam đang thực sự có nhu cầu, như phát triển cơ sở hạ tầng, bất động sản, khu đô thị mới và các ngành dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế, thay vì các dự án trước đây thường chú trọng vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, công nghệ giản đơn, như dệt may, da giày và lắp ráp cơ khí.
Đại diện cho các dự án ĐTNN quy mô lớn được cấp phép mới trong năm 2007 phải kể tới Dự án Lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên, với lổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; Liên doanh Sản xuất thép Essar-Vinasteel tại Bà Rịa - Vũng Tàu, 527,3 triệu USD; Khách sạn Keangnam Vinh tại Hà Nội, 500 triệu USD; và Nhà máy Sản xuất máy tính xách tay và linh kiện điện tử Compal tại Vĩnh Phúc, 500 triệu USD.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nhiều dự án quy mô tỷ đô trong năm 2007 như Dự án Sản xuất thép Posco (Hàn Quốc) tại Bà Rịa - Vũng Tàu (1,1 tỷ USD) và Dự án Sản xuất thép của E-united and Taiwan Steel (Đài Loan) tại Quảng Ngãi (1,05 tỷ USD) đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ĐTNN, đạt mức 4,6 tỷ USD – mức cao nhất trong 20 năm qua. "Tỷ lệ vốn ĐTNN thực hiện gia tăng đầu đặn từ năm 2001 tới nay và nếu duy trì được mức dộ tăng trường này, chúng ta hoàn toàn có khả năng vượt mục tiêu thu hút 24-25 tỷ USD vốn ĐTNN thực hiện trong giai đoạn 2006-2010", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, không chỉ ấn tượng với số vốn ĐTNN đăng ký mới và tỷ lệ giải ngân, năm 2007 còn được coi là "bệ phóng" cho nhiều dự án tỷ đô khác có thể "cất cánh" trong năm nay. Đó là Dự án Sản xuất thép và nhà máy điện có quy mô 6 tỷ USD của Tập đoàn Posco tại Khánh Hoà, Dự án Xây dựng khu liên hợp hoá dầu 5 tỷ USD của Tập đoàn SP Chemical (Singapore) tại Phú Yên, Dự án Phát triển các khu công nghệ cao và thành phố xanh 5 tỷ USD của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Dự án khu liên hợp hoá dầu 3,7 tỷ USD của Tập đoàn Siam Cement (Thái Lan) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Dự án Xây dựng chuỗi các trường đại học, cao đẳng và khu đô thị mới 3,5 tỷ USD của Tập đoàn Berjaya (Malaysia) tại TP.HCM, Dự án Xây dựng khu triển lãm - khách sạn 2,5 tỷ USD của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) tại Hà Nội, Dự án Xây dựng khu phức hợp vui chơi giải trí công viên Yên Sở và khu đô thị 2 tỷ USD của Tập đoàn Gamuda (Malaysia) tại Hà Nội, Dự án Xây dựng xây dựng khu vui chơi giải trí Disney Land 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Platinum Dragon Empire Incorporated (Hoa Kỳ) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, và Dự án Sản xuất điện thoại di động hơn 1 tỷ USD của Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc)...
Phá bỏ rào cản
Ông Supachai Panitchpakdi, Tổng thư ký UNCTAD lạc quan nhận xét, Việt Nam là một "con hổ mới" của châu Á, và Việt Nam vẫn còn cơ hội thu hút nhiều vốn ĐTNN hơn nữa trong thời gian sắp tới, nếu Chính phủ Việt Nam quyết tâm mở cửa thu hút ĐTNN trong các lĩnh vực dịch vụ, viễn thông và xây dựng nguồn điện.
Ông Panitchpakdi nói: "Đây chính là thời điểm Chính phủ phải sớm ra các giải pháp để đưa Việt Nam trở thành một địa chỉ dầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong các ngành dịch vụ, một trung tâm gia công chế tạo của các tập đoàn đa quốc gia, một trung tâm hậu cần của khu vực sông Mê-kông mở rộng và một trung tâm kinh doanh thương mại của khu vực Asean".
Các nghiên cứu của cộng đồng các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc thực hiện trong năm 2007 về triển vọng thu hút ĐTNN của Việt Nam cho thấy, những yếu kém về cơ sở hạ tầng và sự thiếu hụt lao động có tay nghề vẫn là hai vấn đề nổi cộm nhất, gây cản trở cho việc thu hút và thực hiện các dự án ĐTNN tại Việt Nam.
Theo điều tra mới nhất của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), có lới 47,9% trong tổng số 503 doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi phàn nàn về hệ thống cơ sở hạ tầng, 39,4% phàn nàn về khả năng giữ chân nhân sự trong các công ty đang hoại động, đặc biệt là các vị trí quản lý và kỹ thuật cao.
Ngoài hai yếu tố trên, theo điều tra của Cơ quan Xúc tiến đầu tư và thương mại Hàn Quốc (KOTRA), dự báo vực gia tăng chi phí đầu tư tại Việt Nam, bao gồm tăng lương cho lao động trong nước và tăng tiền thuê đất cũng phần nào ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của Việt Nam đối với cộng đồng các nhà ĐTNN.
Cụ thể, mức lương tối thiểu của các lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã tăng thêm khoảng 12,6-14,9%, tuỳ theo khu vực từ ngày 1-1-2008, trong khi giá thuê đất tại các khu công nghiệp gần Hà Nội đã tăng 60%, từ khoảng 25-27 USD/m2 lên tới 42-45 USD/m2. Ông Park Keun Hyung, Phó trưởng đại diện Văn phòng KOTRA tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm: "Ngoài việc giải quyết các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng cần phải chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến ĐTNN, xem như là các kênh quan trọng dẫn nguồn ĐTNN mới vào Việt Nam, đồng thời tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư từ cấp trung ương đến địa phương".
Theo ông Phan Hữu Thắng, nãm 2008 sẽ là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư Quốc gia giai đoạn 2007-2010, trong đó nhiệm vụ nổi bật nhất là tãng cường phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa trung ương và địa phương, và việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm.
đtck
|