Thứ Sáu, 08/02/2008 22:59

Biến tiềm năng vận tải biển thành hiện thực

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương, thương cảng Hải Phòng qua hơn 100 năm phát triển đang vươn lên mạnh mẽ, trong xu thế chung của cả nước nhằm biến tiềm năng kinh tế biển thành hiện thực.

Cảng Hải Phòng được xếp vào nhóm các cảng quan trọng trong 536 cảng biển ở khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, lượng hàng hoá thông qua cảng này tăng bình quân trên 10%. Riêng năm 2007, đã có gần 24 triệu tấn hàng hoá thông cảng, vượt xa con số dự kiến là trên 18 triệu tấn và là lần đầu tiên đạt mức bình quân 2 triệu tấn/tháng.

Hiện tại, khoảng 90% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực phía Bắc được lưu chuyển qua cảng Hải Phòng, trong khi đó cảng biển này chỉ chiếm 1/3 tổng chiều dài bến của tổng số hơn 24 cảng biển trên cả nước.

Vùng biển và ven biển Hải Phòng cũng là cửa ngõ lớn và quan trọng nhất để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hội nhập với khu vực và quốc tế, với những thế mạnh vượt trội như nằm trong vùng năng nhất của Việt Nam hiện nay, ở vị trí giao lưu rất thuận lợi đối với tất cả các tỉnh trong nước và quốc tế, từ đây có thể dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không.

Theo ông Nguyễn Chu Giang, Phó giám đốc Cảng vụ Hải Phòng, sau khi hệ thống đường giao thông nối Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 được hoàn chỉnh đã tạo lên sự đồng bộ, thuận lợi cho cảng Hải Phòng phát triển. Nhiều hãng tàu biển lớn đã mở tuyến tại cảng này, trong đó có các tên tuổi như APM, APL, Biển Đông, Văn Lang... Đây là cũng là cơ sở cho mục tiêu đạt 28-30 triệu tấn hàng hóa thông cảng vào năm 2010.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, không chỉ ở Hải Phòng mà trên cả nước, tiềm năng kinh tế biển vẫn chưa được khai thác hiệu quả, Việt Nam vẫn chỉ là “quốc gia đứng trước biển” với sự đóng góp của kinh tế biển vào khoảng 12% GDP.

Giáo sư Trần Đình Thiên (thuộc Viện Kinh tế Việt Nam) nhận định, trong khi Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với khoảng 2/3 khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thế giới phải đi qua vùng biển này trong 5-10 năm nữa, thì Việt Nam hiện mới chỉ tập trung phát triển kinh tế theo cực Bắc - Nam mà chưa phát triển theo hướng Đông - Tây. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển manh mún, lạc hậu là lực cản lớn khiến kinh tế biển và ven biển thiếu động lực phát triển mạnh và bền vững.

Chuyên gia này cũng cho rằng, để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, cần đánh giá tổng thể và đầy đủ tiềm năng lợi ích của biển gắn với thành tựu phát triển khoa học công nghệ nhằm làm cơ sở cho những ưu tiên khai thác và phát triển cụ thể, chính xác các nguồn tài nguyên trong tầm nhìn dài hạn, kết hợp được tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng.

Mục tiêu mà Chiến lược biển của Việt Nam hướng tới là nâng tỷ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển lên khoảng 53-55% GDP của cả nước trong giai đoạn 2006-2020, trên cơ sở xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại, công nghiệp, dịch vụ phát triển ở trình độ cao.

Theo đó, Nhà nước sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển nhanh một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo để làm căn cứ hậu cần đủ mạnh cho hoạt động khai thác các vùng biển ngoài khơi và dành ưu tiên cho các ngành hàng hải, du lịch biển, thủy sản, dầu khí, nông lâm nghiệp ven biển, khai thác khoáng sản, dầu khí.

Riêng Hải Phòng, với chủ trương hướng ra biển, làm giàu từ biển, thành phố cảng này đặt mục tiêu đưa kinh tế biển chiếm khoảng 35-40% GDP của địa phương vào năm 2020; đồng thời tham vọng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm cơ khí tàu thuyền lớn nhất cả nước, phát triển mạnh kinh tế thủy sản và du lịch biển.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Quảng Ninh: Tàu Panama "xông đất" bốc xếp than (08/02/2008)

>   Đầu ra nước ngoài sẽ sôi động hơn (08/02/2008)

>   Vào WTO, mất ít, được nhiều? (08/02/2008)

>   Chống tụt hậu về kinh tế (08/02/2008)

>   Thách thức tăng trưởng (08/02/2008)

>   Tết 'cháy' xe taxi (08/02/2008)

>   Bất động sản 2008 - Hiểm hoạ lớn với nền kinh tế? (08/02/2008)

>   Năm qua ngành thép "trúng mánh lớn"! (07/02/2008)

>   ‘Gặt hái’ sau những cú vấp (07/02/2008)

>   Xuất khẩu lao động: Mở "đường bay thẳng" đến Ba Lan (08/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật