Thứ Năm, 12/07/2007 17:37

DN Việt Nam: Vẫn chưa quen sử dụng euro

Kết quả điều tra xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, có tới 70% giao dịch thương mại của DN Việt Nam sang châu Âu là dùng USD, trong khi tỷ lệ sử dụng euro chỉ là 30%.

Đây là một kết quả bất ngờ với nhiều chuyên gia vì giao dịch đồng euro ngày càng trở nên phổ biến và giá trị đồng tiền này hiện nay rất ổn định. Việc dùng euro để thanh toán được cho là phương thức thanh toán thuận lợi vì có được sự thống nhất giữa các nước EU. Điều này sẽ giảm thời gian giao dịch; chi phí giao dịch, giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ và không lo xảy ra tình trạng khan hiếm euro trong giao dịch. Bên cạnh đó, nó cũng giúp DN giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Hiện nay, xuất khẩu vào EU chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch là 7,65 tỷ USD. Đây là một thị trường lớn của Việt Nam, nhập khẩu chủ yếu 5 nhóm sản phẩm là giày dép, dệt may, đồ gỗ gia dụng, cà phê và hàng thuỷ sản. Hiện Việt Nam và EU đã có thống nhất một chương trình phát triển quan hệ hợp tác chung trong đó vấn đề thương mại là một trọng tâm được coi trọng.

Rõ ràng, với những gì đang diễn ra và triển vọng quan hệ thương mại hai bên thì việc DN Việt Nam ít sử dụng tiền euro để giao dịch với các đối tác châu Âu thực sự là một điều đáng bất ngờ. Việc DN tăng sử dụng đồng euro khi thanh toán xuất nhập khẩu với thị trường EU sẽ gặp nhiều thuận lợi và chia sẻ rủi ro về tỷ giá vì đây là đồng tiền ít rủi ro.

Nguyên nhân của tình trạng này được các chuyên gia thực hiện nghiên cứu trên đây cho rằng trước hết là do thực trạng sản xuất và xuất khẩu của DN Việt Nam.

Thực tế, chúng ta xuất khẩu mạnh sang châu Âu nhưng chủ yếu là gia công, hay xuất khẩu tập trung vào 1 vài nước của EU mà nước đó không sử dụng đồng euro. Cụ thể, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang EU như dệt may và da giày chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, đây là những mặt hàng chủ yếu làm gia công đến trên 80%. Điều này có nghĩa là DN Việt Nam không có quyền quyết định cuối cùng trong quá trình xuất khẩu và thanh toán.

Bên cạnh đó, do thói quen dùng USD vẫn còn ăn sâu trong các DN và thực tế thì USD vẫn được nhắc đến nhiều hơn trong giao dịch thương mại của DN Việt Nam.

Tuy nhiên, việc chưa mặn mà sử dụng đồng euro lại thể hiện một bất cập lớn hơn của DN Việt Nam trong kinh doanh quốc tế là kỹ thuật sử dụng đồng tiền và lợi dụng tỷ giá có lợi nhất.

Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM) cho rằng, từ thực tế trên đây có thể thấy kỹ thuật giữ giá, bảo vệ an toàn giá trị đồng tiền của DN Việt Nam còn rất yếu. Vì thế, DN Việt Nam nên học tập những kỹ thuật giao dịch ngoại tệ để có lợi nhất cho việc giữ lại giá trị trong xuất khẩu.

Quan điểm của ông Thành và các chuyên gia sau khi thực hiện nghiên cứu trên đây đều cho rằng, DN Việt Nam nên quan tâm và sử dụng một tỷ lệ cao hơn đồng euro trong giao dịch cũng như nên sử dụng nhiều hơn một số đồng tiền phổ biến khác trong thanh toán quốc tế như đồng yên - Nhật Bản. Tuy nhiên, việc này cũng không thể nhanh chóng thành hiện thực theo mong muốn chủ quan mà phải bắt đầu từ chính thực tế và nhu cầu của DN.

VNN

Các tin tức khác

>   Siết chặt điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản (12/07/2007)

>   Đề nghị thí điểm cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại VN (12/07/2007)

>   Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đang thuận lợi (12/07/2007)

>   Lào nâng cấp đường bộ từ Xalavăn đến biên giới VN (12/07/2007)

>   Ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn: Tình trạng thiếu điện không xảy ra nghiêm trọng (12/07/2007)

>   6 tháng đầu năm 2007: Các khu công nghiệp tập trung thu hút gần 120 triệu USD (12/07/2007)

>   Tạm trú cũng được đăng ký sử dụng điện (12/07/2007)

>   Tránh chỗ đông, dùng chỗ trống (12/07/2007)

>   Nâng cao tính cộng đồng cho doanh nghiệp Việt Nam (12/07/2007)

>   Cà phê Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng (12/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật