Thứ Ba, 14/01/2025 11:02

Góc nhìn đầu tư 2025: Ngành điện - Thủy điện sẽ tích cực

Các dự án phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời, cải tiến công nghệ truyền tải, phân phối điện cùng với sự tăng trưởng của thủy điện sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành điện trong thời gian tới.

Tăng trưởng ngành điện trong năm 2024

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và dự báo của người viết thì sản lượng toàn hệ thống sẽ đạt khoảng 310 tỷ kWh (tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước).

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện vẫn duy trì ở mức ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của sản lượng điện toàn hệ thống trong giai đoạn 2014 - 2024 lên đến 7.89%.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và GDP giai đoạn 2014 – 2024F

(Đvt: Phần trăm)

Sản lượng điện toàn hệ thống giai đoạn 2014-2024F

(Đvt: Tỷ kWh)

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Năng lượng tái tạo được khuyến khích phát triển dài hạn

Việc thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió thông qua các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích trong Luật sẽ giúp ngành điện giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, vốn có hạn và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này sẽ không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất điện trong dài hạn mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của quốc gia.

Theo Quy hoạch điện VIII của Chính phủ, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150.48 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW). Trong đó, tổng công suất điện mặt trời 12,836 MW (8.5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10,236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2,600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6,000 MW và có thể tăng lên trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Mục tiêu đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30.9 - 39.2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47%. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67.5 - 71.5%.

Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống giai đoạn 2030F - 2050F

(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Thủy điện sẽ tích cực cho đến giai đoạn đầu năm 2025

Theo dự báo mới nhất của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) ban hành tháng 12/2024, ENSO đang dần chuyển sang trạng thái La Nina với mức độ mạnh và có thể đạt trạng thái cao nhất trong những tháng tiếp theo vào giai đoạn đầu năm 2025. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thủy điện cải thiện kết quả kinh doanh theo hướng tích cực.

Diễn biến chỉ số Oceanic Nino Index trong giai đoạn 1950-2024

(Đvt: Độ C)

Dự báo xác suất các pha ENSO trong giai đoạn 2024-2025

(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: NOAA-Hoa Kỳ

Các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành điện Các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành điện đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành điện, nổi bật với mảng nhiệt điện khí. Tính đến 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn Tổng công ty ước đạt 11,421 triệu kWh, bằng 92% kế hoạch 9 tháng đầu năm và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng mảng nhiệt điện khí đạt 6,436 triệu kWh, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng công suất của POW. Với sự phát triển kinh tế và dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp năng lượng, đặc biệt là POW sẽ tiếp tục phát triển sản lượng và đáp ứng nhu cầu điện. Mặt khác, Tập đoàn Vingroup và POW vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo vào cuối năm 2024. Đây được coi là cú hích quan trọng giúp POW phát triển. Với thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng, POW sẽ nghiên cứu giải pháp cung cấp điện xanh và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Tập đoàn Vingroup, xây dựng phương án bán và cung cấp điện cho Tập đoàn Vingroup cùng các đơn vị thành viên với mức giá cạnh tranh.

Một doanh nghiệp cần chú ý khác là CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE). Hiện tại, thủy điện đóng góp lớn nhất vào kết quả kinh doanh của mảng năng lượng và chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điện của REE. Với triển vọng thời tiết được dự báo thuận lợi hơn nhờ hiện tượng La Nina, lượng mưa gia tăng sẽ tạo điều kiện tích cực cho các nhà máy thủy điện cải thiện hiệu suất hoạt động. Điều này hứa hẹn sẽ giúp mảng thủy điện của REE phục hồi mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh trong thời gian tới.

Thị phần ngành điện Việt Nam 9T2024

(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: EVN, POW và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI - 10:00:00 14/01/2025

Các tin tức khác

>   DBC - Khó khăn trôi qua, từng bước khẳng định vị thế (20/11/2024)

>   PLX - Đang ở mức định giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn (12/11/2024)

>   SAB - Giảm liên tục từ 2018 tới nay, giá đã rẻ hay chưa? (01/11/2024)

>   REE - Triển vọng tăng trưởng vẫn còn (Kỳ 2) (25/10/2024)

>   REE - Triển vọng tăng trưởng vẫn còn (Kỳ 1) (15/10/2024)

>   VRE - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn (27/09/2024)

>   MPC - Thách thức kéo dài (20/09/2024)

>   DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 2) (16/09/2024)

>   DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 1) (13/09/2024)

>   VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2) (04/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật