Thứ Sáu, 13/09/2024 10:02

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 1)

Ngành dược Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành này.

Ngành dược châu Á và Mỹ Latinh sẽ phát triển mạnh

Theo IQVIA Institute, chi tiêu thuốc toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 1.9 ngàn tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ 3% - 6% mỗi năm.

Các quốc gia ở khu vực châu Mỹ Latinh và châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng giá trị tiêu dùng mạnh nhất. Đây sẽ là động lực vô cùng to lớn để phát triển ngành dược phẩm. Tổ chức IQVIA Institute cũng xếp Việt Nam vào nhóm Pharmerging Market (nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới).

Theo số liệu từ tổ chức International Journal of Environmental Research & Public Health thì chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2023 là 127 USD/người. Con số này sẽ đạt mức 189 USD/người vào năm 2026, đạt mức tăng gần 49%. Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nói chung và DHG nói riêng phát triển bền vững.

Chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026F

(Đvt: USD/người)

Nguồn: International Journal of Environmental Research & Public Health

Theo thống kê của KPMG, VIRAC và Tổng công ty Dược Việt Nam quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 9 tỷ USD năm 2023. Giới chuyên môn dự đoán con số này sẽ sớm vượt 11 tỷ USD vào năm 2026.

Tuy nhiên, KPMG cũng chỉ ra rằng, tại Việt Nam, dược phẩm phát minh chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu ngành dược qua các năm. KPMG dự đoán quy mô thị trường dược phẩm phát minh chỉ ở mức 1.9 tỷ USD trong năm 2024. Con số này khá thấp và chỉ chiếm 19% trong 9.8 tỷ USD của toàn ngành dược phẩm Việt Nam.

Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước chủ yếu đầu tư các dây chuyền sản xuất các dạng bào chế đơn giản mà chưa có sự đầu tư, áp dụng công nghệ để sản xuất các dạng bào chế hiện đại. Ngành dược Việt Nam cơ bản chưa sản xuất được các sản phẩm thuốc chuyên khoa đặc trị, chỉ giải quyết được một số loại thuốc điều trị bệnh thông thường, bệnh mãn tính. Các sản phẩm thuốc của Việt Nam đa số tập trung vào nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau và nhóm vitamin, khoáng chất. Đa số thuốc đặc trị thiết yếu vẫn phải nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất dược đạt chuẩn GMP-WHO cũng chủ yếu sản xuất thuốc generic.

Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026F

(Đvt: Tỷ USD)

Nguồn: KPMG, VIRAC và Tổng công ty Dược Việt Nam

Ngành dược đang hưởng lợi từ sự già hóa dân số

Ngành dược phẩm tại Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn với nhu cầu ngày càng cao nhờ sự già hóa dân số, thu nhập được cải thiện và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.

Theo dự báo từ Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), số lượng người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ đạt mức 21.44 triệu người, chiếm tỷ lệ 20% dân số vào năm 2050. Trong năm 2023, con số này chỉ mới ở mức 9.44 triệu người và chiếm 9.55% dân số Việt Nam.

Xu hướng già hóa dân số của Việt Nam giai đoạn 2020-2050

(Đvt: Triệu người)

Nguồn: Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP)

Những người cao tuổi thường có nhu cầu sử dụng dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao hơn, do ảnh hưởng của quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe liên quan. Số lượng người cao tuổi dự kiến gia tăng trong tương lai đồng nghĩa với việc chi tiêu cho các sản phẩm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân cũng tăng đáng kể kèm theo nhu cầu và chi tiêu cho sức khoẻ cũng được gia tăng, đồng thời nhận thức của người dân trong chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tầng lớp trung lưu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, đến năm 2035, sẽ có một tỷ lệ dân số trung lưu là 50%.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2) (04/09/2024)

>   VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 1) (28/08/2024)

>   QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 2) (09/08/2024)

>   QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 1) (05/08/2024)

>   BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2) (07/08/2024)

>   BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1) (29/07/2024)

>   GDT - Sóng gió đã trôi qua (Kỳ 2) (22/07/2024)

>   DHC - Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn (05/07/2024)

>   GDT - Cửa sáng cho ngành gỗ năm 2024 (Kỳ 1) (28/06/2024)

>   HPG - Vững vàng trước thử thách (Kỳ 2) (19/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật