Thứ Hai, 08/07/2024 20:46

Thành phố Hồ Chí Minh: Xu thế số hóa kênh phân phối, bán lẻ

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số giúp đơn vị sản xuất kinh doanh giảm chi phí, tối ưu hoạt động… dựa trên cơ sở dữ liệu đang là làn sóng lan tỏa trong ngành bán lẻ Việt Nam.

Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị CO.OPmart Rạch Giá, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Ghi nhận trong xu thế số hóa kênh phân phối, bán lẻ gần đây cho thấy, đơn vị sản xuất kinh doanh đang chú trọng kết nối và gắn kết mối quan hệ trực tiếp mạng lưới điểm bán lẻ.

Dựa trên cơ sở này, đơn vị sản xuất kinh doanh tập hợp thông tin của khách hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chiến lược chuyển đổi số trong phân phối, bán lẻ.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số giúp đơn vị sản xuất kinh doanh giảm chi phí, tối ưu hoạt động… dựa trên cơ sở dữ liệu đang là làn sóng lan tỏa trong ngành bán lẻ Việt Nam.

Tuy nhiên, lựa chọn số hóa ở khâu nào trong chuỗi phân phối, bán lẻ để tạo ra mô hình kinh doanh hiệu quả, nhất là khai thác thị trường bán lẻ trên sàn thương mại điện tử đang là câu hỏi lớn của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Tại tọa đàm “Lộ trình chuyển đổi số hướng đến thị trường” do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, vừa mới tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Hồng Sơn, chuyên gia về thương mại điện tử và chuyển đổi số hệ thống phân phối chỉ ra rằng thực tế đang có ngày càng nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu từ thương mại điện tử lên đến 30%.

Bên cạnh đó, sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng kết nối người tiêu dùng đầu cuối, vì bản chất của sàn thương mại điện tử cũng chỉ là nơi để bán hàng.

Ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm khi đơn vị sản xuất kinh doanh phát triển xu hướng đa kênh phân phối, bán lẻ khác nhau sẽ có những dòng sản phẩm khác nhau; trong đó, với đa phần mạng lưới truyền thống thì những mặt hàng cao cấp thường không phải là xương sống của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Hay đối với nhóm mặt hàng mới, đơn vị sản xuất kinh doanh phổ biến đẩy lên sàn thương mại điện tử nhiều hơn và chấp nhận chi phí đầu tư cao trên kênh này. Đồng thời, trong xu thế số hóa kênh phân phối, bán lẻ cũng có thể thấy, gần đây đơn vị sản xuất kinh doanh đang chú trọng kết nối và gắn kết mối quan hệ trực tiếp với cửa hàng, nhất là tập hợp được thông tin của khách hàng cá nhân để có cơ sở dữ liệu.

Thống kê, Việt Nam có 3 kênh bán hàng chính, gồm kênh truyền thống (cửa hàng tạp hóa) với 70% hàng hóa tiêu dùng phân phối qua kênh này, tốc độ tăng trưởng 4%-5% (thấp hơn tốc độ tăng GDP nhưng vẫn đang tăng trưởng dương).

Tiếp theo, là kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích…) chiếm 20% doanh số, với mức độ tăng trưởng 10% và kênh bán hàng online dù chỉ chiếm 5% nhưng tăng trưởng với mức 35%-45%.

Về chi phí bán hàng thì kênh truyền thống vẫn có chi phí bán hàng thấp nhất, còn là kênh hiện đại, kênh online vẫn có chi phí lớn nhất chủ yếu đến từ chi phí khuyến mãi. Tuy nhiên, kênh bán hàng truyền thống vẫn là kênh lớn nhất và vẫn còn tiếp tục phát triển trong ít nhất 20 năm nữa.

Hiện tại, kênh truyền thống có khoảng 700.000 cửa hàng tạp hóa, đồng thời ngày càng nhiều chủ cửa hàng tạp hóa năng động nắm bắt xu hướng công nghệ 4.0 và bắt đầu số hóa cửa hàng. Bởi việc phân tích dữ liệu, nắm bắt xu hướng hành vi tiêu dùng sẽ giúp nhà bán lẻ am hiểu nhu cầu khách hàng để đáp ứng đúng và kịp thời thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường bán 142 tỷ USD và dự báo có thể tăng 350 tỷ USD vào năm 2025.

Ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng tổng ngân sách quốc nội (GDP) của đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng những ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đối với thương mại điện tử, tốc độ tăng trưởng bình quân cũng đạt gần 21% trong giai đoạn 2018-2023; riêng trong năm 2023, tăng trưởng 25% so cùng kỳ, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm khoảng 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang cao hơn các khu vực trên thế giới như châu Á (20,6%), châu Mỹ La tinh (20,4%), Trung Đông và châu Phi (17,0%), Trung và Đông Âu (15,5%)…

Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ chia sẻ đối với lĩnh vực thương mại điện tử, trong top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu trong nước, Việt Nam chỉ có 2 đại diện là Tiki và Sendo với thị phần không đáng kể so với 3 nền tảng thương mại điện tử quốc tế còn lại là Shopee, TikTok Shop và Lazada (chiếm đến 98.7%).

Ngoài ra, doanh thu trung bình một shop trên Shopee 222 triệu đồng, TikTok Shop 151 triệu đồng, Tiki 90 triệu và Lazada 54 triệu đồng.

Ngoài những cơ hội thì thương mại điện tử cũng là một trong những thách thức đòi hỏi sự thay đổi đối với nhà cung ứng, phân phối, bán lẻ trong nước và là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Điển hình, thị trường thương mại điện tử có những chuẩn mực riêng và cao hơn về hàng hóa chất lượng, chủng loại, sản lượng, mẫu mã, giá cả.

Ông Nguyễn Hải Triều, Người sáng lập, kiêm CEO PrimeData.ai, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến tăng lên 23,77 tỷ USD vào năm 2029, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,09% đứng số 10 thế giới và số 1 Đông Nam Á.

Trong quý 1/2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2023, với 510.000 nhà bán online, số đơn vị sản phẩm được tiêu thụ trên sàn là 768,44 triệu, có tổng giá trị giao dịch trên sàn là 79,12 nghìn tỷ đồng.

Với bối cảnh hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bằng giải pháp đa kênh bán hàng, hay đồng bộ hệ thống phân phối đa kênh không thể không chuyển đổi số trong phân phối, bán lẻ.

Chính vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh dù đầu tư đẩy mạnh hệ thống bán lẻ hiện đại, mạng lưới phân phối truyền thống, hay thị trường thương mại điện tử thì đều phải đảm bảo chiến lược tổng thể và linh hoạt.

Hơn thế nữa, giải pháp đa kênh bán hàng, đồng bộ hệ thống phân phối không chỉ giúp đơn vị sản xuất kinh doanh tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu mạnh, mà còn không phụ thuộc vào một số ít kênh bán hàng duy nhất.

Cụ thể, nếu doanh nghiệp ra một sản phẩm tốt thì marketing rất quan trọng, kể cả kênh truyền thống và hiện đại, bởi đó là điểm tạo ra sức lan tỏa ra bên ngoài.

Một số doanh nghiệp chỉ ra rằng, chuyển đổi số phân phối, bán lẻ có ứng dụng những chìa khóa cốt lõi như tối đa hóa quy mô (scale) với kênh online/thương mại điện tử; tối đa hóa lợi nhuận với khách hàng trung thành và kênh chủ sở hữu; sở hữu năng lực am hiểu khách hàng đa kênh, đa nền tảng; sở hữu năng lực quản trị trải nghiệm khách hàng và tăng trưởng trên những phân khúc khách hàng ưu tiên.

Đặc biệt, dữ liệu khách hàng là hành trình mà đơn vị sản xuất kinh doanh nên cần xây dựng cơ chế và nâng tầm đội ngũ tương ứng.

Mỹ Phương

VIETNAMPLUS

Các tin tức khác

>   Vốn đầu tư từ nước ngoài vào Khánh Hòa giảm mạnh (08/07/2024)

>   Gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp (08/07/2024)

>   Lỗ nghìn tỷ, 'ông lớn' xi măng Vicem lại bị Bộ Tài chính thanh tra (08/07/2024)

>   Hàng không xoay xở vì thiếu máy bay (08/07/2024)

>   Phá đường dây cho vay nặng lãi tới hơn 600%/năm (08/07/2024)

>   Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên góp phần làm nên "kỳ tích sông Hồng" (08/07/2024)

>   Thành lập tổ công tác “phản ứng nhanh” việc triển khai mua bán điện trực tiếp (07/07/2024)

>   Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Đã khởi tố 14 bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil (06/07/2024)

>   Lo giá hàng hoá 'té nước theo mưa', Bộ Tài chính nói gì? (06/07/2024)

>   Top nước giàu chuyển mạnh sang điện sạch, Việt Nam xếp thứ bao nhiêu? (06/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật