Chủ Nhật, 07/07/2024 11:04

Thành lập tổ công tác “phản ứng nhanh” việc triển khai mua bán điện trực tiếp

Với cơ chế DPPA, các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đơn vị truyền tải của điện lực, Trung tâm Điều độ hệ thống điện (A0) sẽ phải thực hiện quy trình riêng để vận hành lưới điện.

Điện gió ngoài khơi góp phần tích cực đảm bảo an ninh năng lượng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
#mua bán điện trực tiếp #DPPA #họp báo 

Theo ông Tân, ngày 3/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong đó nổi bật là Chính phủ cho phép các nhà phát điện tái tạo được quyền bán trực tiếp cho khách hàng lớn thông qua đường dây riêng hoặc sử dụng đường dây của lưới điện truyền tải quốc gia của EVN.

Sau hai ngày khi Chính phủ ban hành Nghị định nói trên, ngày 5/7 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì hội nghị với 63 tỉnh thành, bộ ngành, cơ quan trung ương, các tổ chức quốc tế có liên quan về các quy định về mua bán điện trực tiếp được đưa ra tại Nghị định 80 nói trên.

Ông Tân cho rằng, Nghị định 80/CP của Chính phủ về cơ chế mua bán điện giữa nhà phát triển điện tái tạo với khách hàng lớn là lần đầu tiên được đưa ra và chính sách mới nên còn có những khó khăn khi thực hiện trong thực tế.

Cho rằng khó khăn đầu tiên là trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, không kết nối với lưới điện quốc gia, theo ông Tân, hai bên tham gia cơ chế là đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn sẽ tự thảo luận hợp đồng.

"Tại Nghị định số 80/2024/NĐ-CP, hợp đồng này được quy định mang tính chất định hướng, còn các nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề mua bán, trao đổi, giá cả,… sẽ tôn trọng thỏa thuận giữa hai bên. Tôi cho rằng ở đây có thể sẽ xuất hiện sự lúng túng trong thực hiện, đặc biệt đối với bên vận hành điện lực, chưa biết trên cơ sở nào để đàm phán," ông Tân nói.

Khó khăn thứ hai là trong trường hợp mua bán điện trực tiếp có kết nối với lưới điện quốc gia, rõ ràng phải đảm bảo tính hệ thống và tính an toàn trong vận hành hệ thống điện. Có thể nhu cầu của khách hàng và năng lực cung ứng có thể chưa gặp nhau ở một số điểm.

Khó khăn thứ ba là do đây là cơ chế mới, bản thân các đơn vị phát điện, đơn vị điện lực và đặc biệt là đơn vị vận hành (các trung tâm điều độ hệ thống điện) sẽ phải sử dụng các quy trình riêng để thực hiện việc này.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ theo dõi và có các chỉ đạo, về cơ bản đã giao cho các đơn vị để triển khai, cũng cố gắng để rà soát, triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân giải đáp câu hỏi của phóng viên về việc triển khai Nghị định 80/CP. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo rất rõ tại Hội nghị ngày 5/6, trong đó đối với các địa phương, cần tạo điều kiện, rà soát lại các quy hoạch, trên cơ sở đó đồng bộ hóa với các giải pháp liên quan đến vấn đề xây dựng, phòng cháy chữa cháy để phát triển các nhà máy năng lượng tái tạo, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng điện lớn trong cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Đối với EVN - đơn vị vận hành hệ thống điện quốc gia, Bộ Công Thương đã yêu cầu phải xây dựng quy trình, quy chế để thực hiện nghị định, đáp ứng được nhu cầu đăng ký của các khách hàng lớn và các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo.

Bộ Công Thương cũng giao cho các đơn vị thuộc Bộ, trực tiếp là Cục Điều tiết điện lực, chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát lại các thông tư, quy định có liên quan để xem xét, nghiên cứu, sửa đổi nhằm hỗ trợ và đảm bảo việc thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp hiệu quả trong thời gian tới.

"Đây là cơ chế còn mới, chúng tôi đã dự báo trước tình hình và đề ra các giải pháp, đồng thời chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để theo dõi kịp thời và phản ứng nhanh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định,” ông Tân nhấn mạnh./.

Đức Duy

vietnamplus

Các tin tức khác

>   Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Đã khởi tố 14 bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil (06/07/2024)

>   Lo giá hàng hoá 'té nước theo mưa', Bộ Tài chính nói gì? (06/07/2024)

>   Top nước giàu chuyển mạnh sang điện sạch, Việt Nam xếp thứ bao nhiêu? (06/07/2024)

>   700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online (06/07/2024)

>   Nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đà Nẵng (06/07/2024)

>   Chặn hàng dỏm trên livestream (06/07/2024)

>   Bình Dương tiếp tục “hút” doanh nghiệp nước ngoài (06/07/2024)

>   Chủ đầu tư Malaysia lên tiếng về việc dự án Sông Hậu 2 bị huỷ hợp đồng BOT (05/07/2024)

>   Quận 1, TPHCM thu tiền tỷ phí sử dụng vỉa hè (05/07/2024)

>   Vì sao Intel, LG không chọn Việt Nam để đầu tư tiếp dự án tỷ USD? (05/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật