Thứ Năm, 06/06/2024 11:00

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu lĩnh vực bán dẫn

Trả lời câu hỏi đại biểu về cơ hội tham gia ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, Thủ tướng và Chính phủ đã quyết liệt triển khai giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu lĩnh vực bán dẫn. Ngoài ra, kinh tế số ở nước ta phát triển rất nhanh khi chúng ta có những mặt mạnh, nổi trội.

Sáng 6/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ làm rõ một số vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nêu: Hiện nay nhiều quốc gia đang tập trung vào công nghiệp bán dẫn và có sự phát triển vượt bậc, Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về cơ hội tham gia ngành công nghiệp này của Việt Nam, cần có giải pháp gì để thúc đẩy, phát triển công nghiệp bán dẫn?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Trả lời câu hỏi đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Thủ tướng cho biết, về cơ hội tham gia ngành công nghiệp bán dẫn, thời gian qua, Thủ tướng và Chính phủ đã quyết liệt triển khai. Các trường đại học đã quan tâm giảng dạy lĩnh vực này. Vì thế, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu lĩnh vực bán dẫn. Ngoài ra, kinh tế số ở nước ta phát triển rất nhanh khi chúng ta có những mặt mạnh, nổi trội.

Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt đề án đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Nhiều doanh nghiệp kinh tế số đã đầu tư vào nước ta. Các doanh nghiệp của Việt Nam về kinh tế số cũng phát triển mạnh, có sức tăng trưởng nhanh.

Về lâu dài, cần đào tạo kỹ sư để tiếp cận, tham gia ngay vào ngành công nghiệp bán dẫn. Lực lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài rất đông, trong đó có nhiều nhà khoa học, nên cần huy động cho lĩnh vực này. Chính phủ sẽ có chủ trương lựa chọn các trường đại học để xây dựng thành trung tâm công nghệ bán dẫn, sẽ đầu tư các phòng thí nghiệm hiện đại tại các trung tâm này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Theo Phó Thủ tướng, các khâu chế tạo thiết bị, công cụ thiết kế đều do các nước phát triển nắm giữ, không bàn giao. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu sâu về khoa học cơ bản để tự chủ. Các lĩnh vực cơ bản như vật liệu, vật lý, hóa học cần được đào tạo bài bản hơn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Nhật Minh về cung ứng điện, Phó Thủ tướng cho biết, đây là vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm. Ông nhắc lại trong năm 2023 đã có giai đoạn thiếu điện cục bộ tại một số địa phương miền Bắc và gây ảnh hưởng nhất định.

Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rất quyết liệt, toàn diện về vấn đề này, trong đó, quan tâm đến triển khai các công trình dự án nguồn điện. Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án điện hiện nay về cơ chế, chính sách đầu tư.

Ông Trần Hồng Hà cũng thông tin đã giải quyết khâu phân phối điện thông qua xây dựng đường dây 500KV mạch 3 với thời gian thần tốc, cuối tháng 6 dự kiến hoàn thành.

Như vậy, vấn đề điều tiết điện giữa các vùng miền sẽ được giải quyết ở một số mức. Cùng với đó là có giải pháp đa dạng hóa công nghiệp điện, đảm bảo cạnh tranh công nghiệp điện thông qua việc xây dựng nghị định mua bán điện trực tiếp với khách hàng.

Phó Thủ tướng cho biết, với trách nhiệm của Nhà nước, sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn các nguồn điện cho các doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai về phát triển công nghiệp phụ trợ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề này cần rà soát lại các chính sách, tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tạo ra hệ sinh thái của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào những chuỗi này vẫn còn hạn chế. Đây là một vấn đề mà chúng ta phải nghiêm túc kiểm điểm để chỉ ra những tồn tại, hạn chế.

Chúng ta cũng đã cấp phép các giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI, nhưng chúng ta cũng phải đặt ra vấn đề rằng các doanh nghiệp đó có cam kết công nghệ những ngành mới nổi, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, có lộ trình nội địa hóa, hướng tới việc Việt Nam có thể làm chủ một số lĩnh vực. Chúng ta có thể tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái này như công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, chip bán dẫn…Đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được tài chính và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nắm bắt nhu cầu thị trường.

Về vấn đề kích cầu du lịch, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chúng ta cần đảm bảo liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt gắn du lịch với kết hợp các công ty du lịch lữ hành, nơi cứ trú, thương mại, vận chuyển, kết nối giữ các địa phương để tạo ra những con đường di sản hay tạo ra những điểm đến hấp dẫn; đồng thời có sự hợp tác, phối hợp chung giữa các khu vực có sản phẩm tốt.

Bên cạnh đó, chúng ta cần cải thiện các sản phẩm du lịch, công tác quảng bá các sản phẩm du lịch cần làm tốt. Trên thực tế chúng ta chưa có một định hướng rõ ràng về các sản phẩm mang thương hiệu riêng biệt Việt Nam. Nếu chúng ta xây dựng được thương hiệu, đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng thì sẽ đạt được hiệu quả. Cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch, có nhiều nơi khách du lịch đến khá đông nhưng chưa đảm bảo được cơ sở hạ tầng, môi trường, thực phẩm.

Đối với phát triển công nghiệp bán dẫn, Phó Thủ tướng nêu rõ, chúng ta sẽ đầu tư một số trung tâm nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các trường dùng chung; một số trung tâm đổi mới sáng tạo để chúng ta có thể phát triển khâu nghiên cứu cơ bản làm chủ được các bước sau. Những đầu tư này cũng khá lớn, nhất là đầu tư sản xuất thử có thể lên tới 7 tỷ đô. Do đó, cần có nhà nước và khối doanh nghiệp cùng tham gia.

 

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   22/45 máy bay A321NEO dừng khai thác, Cục Hàng không chỉ đạo 'nóng' (06/06/2024)

>   Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Giá vé máy bay chiếm 30-40%, làm giảm tính cạnh tranh của các tour du lịch (06/06/2024)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư ''mạnh tay'' triển khai các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (06/06/2024)

>   Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch 300 tỷ sao không sử dụng lại đem bỏ vào ngân hàng lấy lãi? (05/06/2024)

>   Bộ Tài chính: Cả nước có 101 doanh nghiệp được phê duyệt đề án cơ cấu lại (05/06/2024)

>   Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn Thuận An không phải là đơn vị được Kiểm toán Nhà nước (05/06/2024)

>   Sửa luật để có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp FDI liên kết, chia sẻ với các đơn vị trong nước (05/06/2024)

>   Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không thể quản hàng triệu sản phẩm trên sàn TMĐT bằng sức người (05/06/2024)

>   Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt (04/06/2024)

>   Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương (04/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật