Thứ Tư, 05/06/2024 09:26

Sửa luật để có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp FDI liên kết, chia sẻ với các đơn vị trong nước

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, phải sửa Luật Đầu tư, các luật liên quan để có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp FDI liên kết, chia sẻ với các đơn vị trong nước, thay vì khuyến khích như hiện nay.

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn lo ngại trước tình trạng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa kịp lớn, chưa đủ sức cạnh tranh trước làn sóng đầu tư của các tập đoàn toàn cầu, trong khi chính sách hỗ trợ có mà doanh nghiệp không thể tiếp cận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. Ảnh: QH

 

Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao giờ họ cũng muốn tìm đối tác công nghiệp hỗ trợ cùng "hệ" với họ, về tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường, giá cạnh tranh... trong khi doanh nghiệp Việt sức khoẻ yếu.

Muốn giành lại thị phần cho doanh nghiệp trong nước, ông Diên nói phải rà lại chính sách để họ hấp thụ được. Các địa phương phải giành điều kiện thuận lợi nhất giúp doanh nghiệp có mặt bằng, hạ tầng, hỗ trợ về vốn, đào tạo nhân lực... Cuối cùng, ông cho rằng, phải sửa Luật Đầu tư, các luật liên quan để có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp FDI liên kết, chia sẻ với các đơn vị trong nước, thay vì khuyến khích như hiện nay.

Vì sao nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tỷ trọng thấp

Ông Trần Văn Tiến, Phó đoàn chuyên trách tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết kết quả thực hiện mục tiêu chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ. "Giải pháp của Bộ từ nay đến năm 2025 để đạt được mục tiêu đáp ứng 65 % nhu cầu sản xuất nội địa?", ông hỏi.

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay khi triển khai thực hiện Quyết định 68 về hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ, Bộ này tập trung vào các lĩnh vực như linh kiện phụ tùng máy móc thiết bị, công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày và công nghệ cao.

Sau 6 năm thực hiện với mục tiêu đạt 45% trở lên cho nhu cầu sản xuất nội địa, thì linh kiện xe máy đáp ứng được 85-90%, linh kiện sản xuất ôtô là 15-40% ( tùy chủng loại xe); 40-60% máy nông nghiệp; còn ngành dệt may, da giày là 40-45%.

Tuy vậy, một số sản phẩm công nghiệp đạt thấp, như công nghệ cao mới đáp ứng được 10%. Ông Diên cho rằng kết quả này góp phần giảm dần sự phụ thuộc linh kiện bên ngoài, cơ cấu lại ngành công nghiệp chủ lực.

Nguyên nhân sản phẩm công nghiệp thấp, chưa đạt mục tiêu, theo ông Diên, do nguồn lực hỗ trợ Nhầ nước hạn chế, khó tiếp cận. Chính sách thu hút FDI chưa liên kết, ràng buộc với doanh nghiệp trong nước. Cùng đó, công nghiệp cơ khí khó thu hút vì cần vốn lớn, thị trường hẹp, khả năng cạnh tranh với các đối tác phát triển khó khăn. Sự phối hợp giữa các địa phương chưa tốt, nên chính sách "có nhưng khó tiếp cận".

Ông Diên cho rằng, cần hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm, phối hợp chặt chẽ trung ương, địa phương và doanh nghiệp.

"Chúng ta cần bố trí đủ nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ tới 2025, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp, để ngành công nghiệp hỗ trợ đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại", ông nói.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Nhị Hà, Phó ban Dân nguyện về tận dụng cơ hội 16 FTA đem lại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói "cần thời gian để thực hiện lộ trình này". Ông cho hay, ngoài các thị trường truyền thống, cơ quan này đang mở rộng ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan... đây là những thị trường tiềm năng, với quy mô dân số 2 tỷ người, trong đó 500-600 triệu người có thu nhập trung bình cao.

Cùng đó, tiêu chuẩn hàng vào các thị trường này không quá khắt khe, họ cũng có nhu cầu lớn về nhóm hàng tiêu dùng, lương thực mà Việt Nam có thế mạnh; chi phí logistics hợp lý... tạo thêm cạnh tranh cho hàng Việt.

"Hàng Việt Nam vào được các thị trường này sẽ mở ra cơ hội tìm kiếm nơi tiêu thụ hàng hóa lớn", ông nói.

Về giải pháp thúc đẩy các thị trường này, Bộ trưởng Diên nói vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường; đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định thương mại...

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không thể quản hàng triệu sản phẩm trên sàn TMĐT bằng sức người (05/06/2024)

>   Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt (04/06/2024)

>   Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương (04/06/2024)

>   Gỡ khó tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản bảo đảm (05/06/2024)

>   Bộ trưởng Công Thương: Chúng ta đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn liên quan đến TMĐT (04/06/2024)

>   Bộ trưởng TN&MT: Chuyển cơ quan điều tra những sai phạm có tính liên tục trong khai thác mỏ (04/06/2024)

>   Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Việc khai thác đất hiếm cần chế biến sâu để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn (04/06/2024)

>   Cả nước còn 20 doanh nghiệp đa cấp  (04/06/2024)

>   Lĩnh vực nông nghiệp giải ngân được gần 42% vốn đầu tư công (04/06/2024)

>   Quy định mới về giá dịch vụ hàng không (04/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật