Thứ Bảy, 08/06/2024 09:05

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ: “Xanh là số 1, chất lượng là số 2 và cuối cùng là giá”

“Yêu cầu của thế giới bây giờ yếu tố xanh là số 1, chất lượng số 2 và cuối cùng là giá. Điều đó cho thấy yếu tố xanh là cần thiết và doanh nghiệp cần phải chuyển đổi”, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ.

Còn nhiều cái khó để chuyển đổi xanh

Bà Trần Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam chia sẻ về chuyện kinh tế tuần hoàn, các vấn đề liên quan đến xanh và biến đổi khí hậu đối, đối với nền kinh tế lớn họ đã đưa cơ sở pháp lý cách đây khoảng gần 30 năm và có các chính sách liên quan đến từng ngành rất cụ thể. Theo đó, Chính phủ các nước này đã có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hành chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Câu chuyện này đang phản ánh bài toàn khó đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp FDI. Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các Bộ, ban ngành khác đã có những quyết sách kịp thời.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo quy trình phải đưa vào Luật rồi mới tới các nghị định, thông tư hay công văn để hướng dẫn doanh nghiệp thì vấn đề khó khăn nhất là doanh nghiệp còn trần trừ, xem chính sách như thế nào thì lúc đó mới quyết định đi theo.

Cái khó thứ 2 là về nguồn lực, không chỉ nguồn lực về tài chính mà còn nguồn lực về con người làm sao để hiểu, để biết, để làm. Doanh nghiệp phải tồn tại được thì mới nói tới chuyện phát triển và vững bền.

Cuối cùng là tiêu chí nào để xác định đó là doanh nghiệp xanh, hay dự án nào là dự án xanh, kinh tế tuần hoàn kết nối với nhau như thế nào để ngân hàng chấp nhận các rủi ro đó cho các doanh nghiệp vay vốn để chuyển đổi.

Khi doanh nghiệp bắt đầu làm thì phải làm như thế nào để chứng minh được đang làm đúng, không tẩy xanh. Về dữ liệu, tiêu chí nào liên quan đến việc thu thập các dữ liệu, chỉ tiêu, khuôn khổ nào là cần báo cáo thì các doanh nghiệp đang còn rất lúng túng.

Khó khăn vẫn còn đó, tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp nhìn lại mình có những bước đi phải cùng đồng hành với xu thế, không đi tiên phong trước cũng không đi sau, tùy theo từng ngành nghề, bà Ngọc nêu quan điểm.

Việt Nam chỉ có 2 văn bản có chữ ESG

Ông Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên Hợp Quốc – UNFCCC cùng quan điểm khi cho rằng những doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số liệu đang là vấn đề khó đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ông Nam cho biết, ở Việt Nam có đúng 2 văn bản có chữ ESG đó là Thông tư 96/2020/TT-BTC và Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT liên quan tới kinh doanh bền vững. Nếu nói chuyển đổi xanh hoặc bền vững đối với các doanh nghiệp thì có các hướng dẫn cụ thể nhất như “cầm tay chỉ việc” là các thông tư rất quan trọng.

Việt Nam đang thiếu và yếu về hệ thống quản lý, hướng dẫn chi tiết về số liệu, nếu chuyển đổi xanh mang tính tự nguyện vì môi trường thì cũng không sai, nhưng chuyển đổi xanh của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận, mà nếu ra lợi nhuận cần có một bên thứ ba kiểm định sự xanh của doanh nghiệp, nên cần số liệu để làm chuyển đổi xanh; do đó, vì sao chuyển đổi số đi trước chuyển đổi xanh là vậy, vì nếu không đủ minh bạch về số liệu, bằng chứng để chứng minh là xanh thì chưa có giá trị để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

“Bài toán chuyển đổi xanh, khó ở chỗ là không có số liệu để chứng minh sự chuyển đổi của doanh nghiệp”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nam, hiện nay một số doanh nghiệp đang chuyển đổi xanh là muốn làm chứ chưa đem lại giá trị thực cho doanh nghiệp. Vô hình chung, kinh tế bền vững thì cái bền vững thì có rồi nhưng kinh tế lại chưa.

Chứng chỉ carbon sẽ không có trong 1 hoặc 2 ngày mà phải 1 năm hành trình xong và cần có bên thứ ba để thẩm định và được bên tín chỉ carbon cấp cho thì mới có được.

Không phải doanh nghiệp to nhiều tiền là có lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển đổi dễ và nhanh hơn. Chuyển đổi xanh đây không phải là màu xanh, mà cần có những chứng chỉ có thông số là bao nhiêu tấn CO2 trên một đầu sản phẩm, đấy là cái gốc rễ của doanh nghiệp kinh doanh bền vững, chứ chỉ nói về mặt hình ảnh, thương hiệu thì chưa thực sự bền vững, ông Nam nói.

Đây cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để thay đổi mô hình nhanh và có khả năng chính minh được mình xanh, tạo giá trị được trong sản phẩm của doanh nghiệp.

Ông Nam cũng cho rằng, để doanh nghiệp có quyết tâm chuyển đổi xanh, bản thân người sáng lập ra doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực, song cũng cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách và tự thân về vốn.

Yếu tố xanh bây giờ là số 1

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu bắt buộc để thế giới đạt được mục tiêu nhiệt độ tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Để giải quyết 3 vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học thì việc giảm rác thải về 0 là điều bắt buộc.

“Trong số các doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới Việt Nam chỉ chiếm 1% thị phần, chính vì vậy, họ sẵn sàng hy sinh thị phần của Việt Nam để bảo vệ 99% còn lại, nếu như Việt Nam không có báo cáo phát thải thì họ sẽ không tiếp tục các hoạt động thương mại và đầu tư vào Việt Nam, do đó việc chuyển đổi là bắt buộc.” ông Thọ nhấn mạnh.

Theo ông Thọ, yêu cầu của thế giới bây giờ xanh là số 1, chất lượng là số 2 và cuối cùng là giá. Điều đó cho thấy yếu tố xanh là cần thiết và doanh nghiệp cần phải chuyển đổi.

Ông cũng cho rằng, không khuyến khích hấp thụ carbon nhưng khuyến khích các dự án về giảm phát thải, vì vậy việc trao đổi tín chỉ giữa các doanh nghiệp phát thải với nhau mới quan trọng. Một doanh nghiệp đang phát thải mà giảm phát thải sẽ tạo ra chứng chỉ carbon.

Với sự kết hợp giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, ông Thọ tin rằng các doanh nghiệp sẽ thành công nếu ý thức được khuynh hướng chung toàn cầu.

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Shinec: Phấn đấu zero rác thải ra khu công nghiệp trong năm 2024 (10/06/2024)

>   Chủ đầu tư metro số 1 thông tin về yêu cầu bồi thường 4,000 tỷ đồng của nhà thầu Nhật (07/06/2024)

>   Chủ tịch Vinatex: Nhiều doanh nghiệp không dám hô khẩu hiệu xanh hoá (07/06/2024)

>   Chính phủ phê bình 32 bộ, cơ quan trung ương, 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp (07/06/2024)

>   Khẩn trương gỡ vướng để phát triển vốn Nhà nước sau cổ phần hóa (07/06/2024)

>   Tập đoàn vận tải chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới muốn mở rộng đầu tư hoạt động tại Việt Nam (07/06/2024)

>   Thủ tướng chỉ đạo sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thương mại điện tử (07/06/2024)

>   Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác xuyên biên giới trong lĩnh vực điện (07/06/2024)

>   Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu lĩnh vực bán dẫn (06/06/2024)

>   22/45 máy bay A321NEO dừng khai thác, Cục Hàng không chỉ đạo 'nóng' (06/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật