Thứ Hai, 04/03/2024 19:39

Góc nhìn 05/03: Tích lũy?

Theo BSC, sự tích lũy có thể kéo dài trong một vài phiên tới tại ngưỡng 1,260 điểm trong quá trình chỉ số trở về vùng 1,280-1,300 điểm. 

Hướng đến vùng kháng cự mới tại mốc 1,280-1,300 điểm

CTCK Beta (Beta): Theo quan điểm kỹ thuật, về mặt xu hướng, VN-Index đang duy trì xu hướng tích cực khi đường chỉ số đều nằm trên các đường trung bình quan trọng. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, SAR và cặp (DI+,DI-) duy trì trạng thái tích cực củng cố cho xu hướng hiện tại. Dù vậy, chỉ báo RSI vẫn nằm ở vùng quá mua cho thấy áp lực chốt lời vẫn còn cao có thể dẫn đến các nhịp rung lắc/điều chỉnh trong ngắn hạn.

Tính đến hôm nay, VN-Index đã có 3 phiên giao dịch kiểm định và đứng vững trên mốc kháng cự mạnh 1,250 điểm, điều đó làm gia tăng khả năng VN-Index sẽ hướng đến vùng kháng cự mới tại mốc 1,280-1,300 điểm, dòng tiền vẫn đang có xu hướng dịch chuyển luân phiên từ các phân khúc vốn hóa lớn đến vừa và nhỏ.

Trong giai đoạn hiện tại rủi ro ngắn hạn gia tăng, khi thị trường đang ở trạng thái khá “nóng” do vậy các nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng và hạn chế giao dịch cũng như mua đuổi. Với tầm nhìn trung, dài hạn các nhà đầu tư nên chờ thị trường bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn để cân nhắc giải ngân gia tăng vị thế mua đối với các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh.

Cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận

CTCK Vietcombank (VCBS): VN-Index ghi nhận phiên giao dịch rung lắc khá mạnh với biên độ hơn 10 điểm và kết phiên hình thành nến Spinning top cho thấy sự giằng co, lưỡng lự của thị trường.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo MACD vẫn đang hướng lên và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh đầu tiên, cùng với việc DI+ và ADX vẫn đang trên 40 cho thấy xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ là xu hướng tăng điểm và sẽ tiến dần lên khu vực 1,300 điểm.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI và MACD đều đã hình thành phân kỳ âm 3 đoạn, cùng với chỉ báo dòng tiền CMF cũng hướng xuống ở vùng cao nên xác suất cao thị trường sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong xu hướng tăng trung hạn.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có tiếp tục thực hiện chiến lược lướt sóng T+ khi thị trường có những nhịp rung lắc trong phiên. Với diễn biến thị trường hiện tại, nhà đầu tư nên cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận trong những nhịp tăng điểm trong phiên và tận dụng sự rung lắc của thị trường để giải ngân ở vùng giá tốt hơn.

Tránh mua đuổi

CTCK KB Việt Nam (KBSV)VN-Index trải qua một phiên tăng điểm nhẹ với diễn biến giằng co là chủ đạo. Việc chỉ số hình thành mẫu nến spinning với thanh khoản gia tăng cho thấy sự giằng co quyết liệt trong trạng thái giao dịch của 2 phe.

Tuy nhiên, dòng tiền liên tục luân chuyển trong nhóm cổ phiếu Mid Cap với biên độ tăng rộng đã giúp đối ứng lại với áp lực bán gia tăng trên nhóm cổ phiếu trụ và nâng đỡ chính cho chỉ số. Mặc dù các tín hiệu kỹ thuật thể hiện rủi ro có thể xuất hiện một nhịp điều chỉnh bất kỳ lúc nào, xu hướng tăng của VN-Index được kỳ vọng sẽ sớm lấy lại dưới sự chủ động của lực cầu.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng sớm, có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ khi các mã mục tiêu và chỉ số quay xuống các vùng hỗ trợ gần.

Duy trì xu hướng tăng

CTCK Shinhan (SSV): Trong phiên giao dịch 04/03 có những lúc thị trường tăng hơn 10 điểm nhưng đóng cửa ghi nhận mức tăng nhẹ 3 điểm. Điều này cho thấy áp lực phe bán luôn hiện hữu và sẵn sàng chốt lời, khi cổ phiếu lên mức giá cao.

Về mặt ngắn hạn, thì trường vẫn đang duy trì xu hướng tăng với khối lượng có sự tăng trưởng. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI vẫn duy trì trạng thái tích cực.

Tích lũy kéo dài

CTCK BIDV (BSC): Sự tích lũy có thể kéo dài trong một vài phiên tới tại ngưỡng 1,260 điểm trong quá trình chỉ số trở về vùng 1,280 - 1,300 điểm. 

 

Có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 1,268 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, thị trường có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh ở phiên giao dịch tới, nhưng Yuanta đánh giá thị trường sẽ chưa thể điều chỉnh mạnh trong giai đoạn này. Điểm tích cực là tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại và cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn ưu tiên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và mua mới với tỷ trọng thấp nếu chỉ số VN-Index vẫn giao dịch dưới mức kháng cự 1,268 điểm.

Dòng tiền hoạt động tích cực

CTCK Phú Hưng (PHS): Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index tăng điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch gia tăng và duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền đang hoạt động tích cực. Không những vậy, chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 10, 20 giữ trạng thái phân kỳ dương, cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn.

Thêm vào đó, bộ chỉ báo RSI và MACD đang hướng lên củng cố đà tăng điểm hiện tại và chỉ số đang có cơ hội tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 1,300 điểm.

Nhìn chung, thị trường đang tiếp diễn xu hướng phục hồi sau phiên tăng 4/3. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc kỹ thuật để thực hiện các giao dịch lướt sóng ngắn hạn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng lợi nhuận kinh doanh 2024 tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Rung lắc

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong ngắn hạn, với việc chỉ số duy trì trên vùng giá cao, cùng với nền thanh khoản cao. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục chỉ ra chỉ số đang tiến về vùng biến động cao, với sức mạnh giá tiến vào vùng quá mua.

Do vậy, chúng tôi cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục xảy ra rung lắc trong các phiên tới, nhà đầu tư không nên ưu tiên giải ngân mới trong giai đoạn này của thị trường. Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và đưa ra kế hoạch cho các mốc chốt lãi khi chỉ số chung tiến gần vùng 1,280-1,300 điểm.

Giằng co

CTCK Tiên Phong (TPS): Với diễn biến tâm lý tích cực của thị trường từ đầu năm đến nay cùng xu hướng chạm đáy của mặt bằng lãi suất, TPS cho rằng khả năng đi lên trong trung hạn của chỉ số VN-Index khá chắc chắn.

Trong ngắn hạn, nhiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện những phiên giằng co với trạng thái gần như đi ngang để tích lũy cho đà tăng mới lên vùng kháng cự mạnh tiếp theo là 1,280-1,290 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số hiện đang nằm tại 1,240-1,250 điểm. Dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển luân phiên giữa các ngành và các phân khúc vốn hóa lớn đến vừa và nhỏ.

 

Khang Di

FILI


Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 04 - 08/03: Rớt về 1,230 nếu mất mốc 1,250? (03/03/2024)

>   Cổ phiếu FPT, VCS và PNJ có còn tăng giá? (04/03/2024)

>   Góc nhìn 01/03: Cơ hội mua mới trong ngắn hạn? (29/02/2024)

>   TPS: VN-Index có thể tăng gần 20% trong năm 2024 nhờ mặt bằng lãi suất thấp (01/03/2024)

>   Góc nhìn 29/02: Hạn chế mua đuổi? (28/02/2024)

>   Góc nhìn 28/02: Sớm chạm mốc 1,260? (27/02/2024)

>   Vietstock LIVE: Dự đoán VN-Index 2024 (27/02/2024)

>   Góc nhìn 27/02: Khả năng rung lắc tiếp diễn trong ngắn hạn? (26/02/2024)

>   Góc nhìn tuần 26/02 - 01/03: Điều chỉnh để tích lũy? (25/02/2024)

>   Có nên mua cổ phiếu POW, SBT và MWG lúc này? (26/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật