Chủ Nhật, 25/02/2024 21:33

Góc nhìn tuần 26/02 - 01/03: Điều chỉnh để tích lũy?

Theo Chứng khoán Phú Hưng, thị trường đang trong nhịp điều chỉnh kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi chính.

Rủi ro ngắn hạn gia tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ giảm về vùng hỗ trợ 1,200 - 1,210 điểm.

Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng khi xu hướng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu Mid Caps và Small Caps đã chuyển sang xu hướng giảm cho nên thị trường có thể sẽ sớm bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và các nhóm cổ phiếu có thể sẽ có diễn biến phân hóa.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm mạnh cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng hơn với diễn biến thị trường hiện tại.

Lùi về vùng 1,200 điểm

CTCK BIDV (BSC): Áp lực chốt lời tại vùng 1,235 – 1,240 khá lớn khi thanh khoản tăng mạnh. Trong những phiên tới, chỉ số có thể theo quán tính tiếp tục lùi xuống vùng 1,190 – 1,200. 

Có khả năng bước vào nhịp chỉnh ngắn hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Diễn biến tăng điểm của chỉ số trong phiên sáng nhưng chủ yếu dựa vào lực đỡ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số ít các mã bluechips khác cho thấy độ rộng tăng điểm khá hẹp.

Thêm vào đó, tín hiệu đảo chiều về cuối phiên đã hình thành 1 bẫy tăng giá điển hình, báo hiệu khả năng bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn của thị trường. Mặc dù vậy, xu hướng tăng vẫn đang được xác nhận cho VN-Index với cơ hội hồi phục trở lại tại các vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là quanh 1,200 (+/-5) và xa hơn là quanh 1,170 (+/-10).

Hình thành nền tích lũy trung hạn

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường đã tiệm cận cản mạnh 1,250 điểm và điều chỉnh. Hiện tại ngưỡng hỗ trợ tâm lý của chỉ số là vùng 1,200 điểm trong nhịp điều chỉnh này. Dù thị trường vẫn có khả năng có nhịp hồi nhưng nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại bởi VN-Index đang vận động ở vùng điểm số cao trong kênh tích lũy trung hạn và đã phát tín hiệu điều chỉnh nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.

Về góc nhìn trung hạn, VN-Index đang dần vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn 1,150 - 1,250 điểm. Chỉ số giai đoạn vừa qua đã tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy (1,250 điểm) và do vậy khả năng sẽ bước vào nhịp giảm. Diễn biến giảm điểm nếu xảy ra cũng là phù hợp với vận động tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại sau giai đoạn thị trường giảm sâu năm 2022, với thời gian hình thành nền mới dự báo sẽ kéo dài.

Khả năng kiểm định 1,300 vẫn còn

CTCK Phú Hưng (PHS): Theo quan điểm kỹ thuật, phiên 23/02, VN-Index có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp. Khối lượng giao dịch đột biến trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực chốt lời tăng lên. Không những vậy, chỉ số giảm điểm với nến cô đặc và đóng cửa dưới MA5, thể hiện sức ép điều chỉnh đang hiện hữu và chỉ số có thể lùi về vùng hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm. Tuy nhiên, chỉ số vẫn đóng cửa trên MA20 và 50 hướng lên, cùng với ADX nằm trên vùng 36 và đường +DI nằm trên –DI, cho thấy xu hướng chính vẫn là phục hồi và nhịp điều chỉnh vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật.

Do đó, chỉ số chưa đánh mất cơ hội thử thách vùng kháng cự gần 1,250 điểm (đỉnh cũ tháng 9/2023) hoặc xa hơn là vùng tâm lý 1,300 điểm.

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index cũng có phiên giảm điểm. Mặc dù chỉ số cắt xuống dưới MA5 nhưng vẫn giữ được đóng cửa trên MA20 hướng lên, cho thấy phiên giảm điểm có thể chỉ mang tính rũ bỏ kỹ thuật và cơ hội phục hồi vẫn còn. Trong trường hợp, vùng hỗ trợ 230 điểm (MA20 và 50) không bị phá vỡ, thì chỉ số sẽ có cơ hội hướng lên vùng kháng cự 240 điểm (đỉnh tháng 10/2023).

Nhìn chung, thị trường đang trong nhịp điều chỉnh kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi chính. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng nhịp rung lắc này để tái cơ cấu lại danh mục của mình hợp lý hơn.

Hình thành tín hiệu giảm nếu đóng cửa dưới 1,208 điểm

CTCK Vietcap: Dự báo phiên 26/02 tới, VN-Index sẽ tiếp tục quán tính giảm để kiểm định hỗ trợ MA10 tại khu vực 1,208-1,210 điểm. Sau đó, nhiều khả năng lực mua sẽ được thúc đẩy từ vùng giá thấp, giúp chỉ số sự hồi phục sau đó, hướng lên kháng cự của đường MA5 đang nằm tại 1,225 điểm.

Trong trường hợp VN-Index giảm và đóng cửa dưới vùng 1,208-1,210 điểm, tín hiệu điều chỉnh giảm ngắn hạn sẽ chính thức hình thành với hỗ trợ tiếp theo là đường MA20 đang nằm tại 1,195 điểm.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Có nên mua cổ phiếu POW, SBT và MWG lúc này? (26/02/2024)

>   Chuyên gia HSC: Dòng tiền năm 2024 còn nhiều dư địa tăng trưởng (23/02/2024)

>   Góc nhìn 23/02: Tiếp tục rung lắc? (22/02/2024)

>   Góc nhìn 22/02: Tiếp tục rung lắc? (21/02/2024)

>   SSI Research nhận định dòng vốn nhà đầu tư cá nhân và nước ngoài đều thuận lợi cho TTCK năm 2024 (21/02/2024)

>   Góc nhìn 21/02: Đà tăng chững lại? (20/02/2024)

>   VinaCapital: Thị trường chứng khoán là kênh hấp dẫn nhất để rót tiền vào trong giai đoạn tới (20/02/2024)

>   Góc nhìn 20/02: Rung lắc và điều chỉnh? (19/02/2024)

>   Góc nhìn tuần 19 - 23/02: Giằng co quanh mốc 1,200? (18/02/2024)

>   NT2, HDG và HAH có nên đầu tư? (19/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật